Từ khi sinh ra, Hà Lâm (Đông Anh, Hà Nội) đã bị khiếm thính nhẹ. Mặc dù gặp khó khăn trong giao tiếp nhưng nhiều năm liền, cả nhà cứ nghĩ do em không tập trung nên tiếp thu thông tin chậm so với mọi người. Sức học của Lâm vì thế kém xa bạn bè đồng trang lứa. Mãi đến lớp 5, trong một lần đi khám bệnh, Lâm và gia đình mới biết em bị khiếm thính ở mức độ trung bình.
Không thể nghe rõ những gì người khác nói, nhưng từ nhỏ, đặc biệt là khi anh trai chọn học ngành công nghệ thông tin, Lâm ước ao mình cũng sẽ đi theo con đường như anh. Lâm thường lén lấy giáo trình, tài liệu và máy tính của anh để mò mẫm tự học.
Hết cấp 3, với học lực chỉ ở mức trung bình khá, gia đình khuyên em nên theo đuổi một ngành khác vừa sức để có thể tìm được việc làm nuôi sống bản thân sau này, thay vì bước vào cánh cửa đại học như anh trai.
Nhận thấy khả năng của mình hạn chế, Lâm buồn bã nghe theo lời bố mẹ, đành gác lại giấc mơ trở thành kỹ sư công nghệ ấp ủ bao năm. Chọn học ở một trường nghề, hàng ngày nam sinh di chuyển quãng đường gần 3 tiếng đồng hồ trên xe buýt mới đến lớp. Do đây không phải lĩnh vực yêu thích nên chàng trai Hà thành nhiều lúc cảm thấy chán nản, mất định hướng vào tương lai.
Trong một lần tình cờ biết Đại học trực tuyến FUNiX đào tạo ngành công nghệ thông tin theo hình thức online, khát khao học đúng lĩnh vực yêu thích trỗi dậy trong Lâm. Càng tìm hiểu, em thấy bản thân mình có thể đáp ứng các tiêu chí đầu vào và khả năng học tập dài lâu tại trường. "Điều kiện tuyển sinh của FUNiX nới lỏng hơn các trường khác, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 và có quyết tâm theo đuổi việc học sẽ được cho cơ hội, em muốn thử sức ngay", Lâm chia sẻ.
Tuy nhiên, khi quyết định theo học cũng là lúc gần hết hạn đăng ký. Bên trường biết được hoàn cảnh đặc biệt của Lâm đã đặc cách nhận hồ sơ của em vào giờ chót và cho lịch hẹn phỏng vấn online vào ngay ngày hôm sau. "Quá vui mừng, nhưng đến giờ phỏng vấn em lại run, thậm chí không làm được những thao tác đơn giản, để bị lỗi đường truyền kỹ thuật", Lâm nhớ lại.
Cảm thấy thất vọng về bản thân, với suy nghĩ "những thao tác cơ bản về tương tác online còn không làm được thì làm sao mình học đại học" nên Lâm đã buột miệng nói với đại diện trường: "Chắc em bỏ cuộc thôi chị ạ". Khi người phỏng vấn hỏi ngược lại: "Em đã chắc chưa, muốn từ bỏ giữa chừng sao?". Nghe đến đó, Lâm đã chột dạ và tự trách bản thân mình sao có thể dễ dàng buông xuôi khi mới gặp thử thách nhỏ.
Đại diện trường cho em thêm cơ hội và sắp xếp một buổi phỏng vấn khác. Lần này, Lâm tự bắt xe buýt từ sớm để đến trường. Không còn phân vân như lần trước, Lâm bày tỏ nguyện vọng được theo học đại học ngành Công nghệ thông tin và cho biết sẽ thuyết phục bố mẹ.
Khi thời gian chốt danh sách sinh viên chỉ còn một ngày thì Lâm nhận được sự đồng ý của bố mẹ với điều kiện sau 3 chứng chỉ ở FUNiX, em phải được làm việc tại vị trí nhân viên dự bị ở FPT Software. Đấy là lý do cho sự đầu tư của bố mẹ và cũng là động lực lớn để Lâm tích cực học tập.
Để không phụ lòng bố mẹ và thỏa mãn đam mê của mình, từ ngày nhập học, Lâm dành nhiều thời gian để tiếp thu bài giảng từ các mentor là những chuyên gia, nhà quản lý hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin, học tập nhưng tân sinh viên luôn nỗ lực vượt qua. Ngoài việc nghiên cứu tài liệu, Lâm còn thường xuyên đặt câu hỏi với các mentor.
Hiện Lâm đã bắt nhịp với chương trình đào tạo trực tuyến tốt hơn mong đợi và dự định hoàn thành môn đầu sớm hơn kế hoạch nửa tháng. Trong khóa học, Lâm cũng được các mentor đánh giá là sinh viên xuất sắc khi hoàn thành bài tập thực hành, nộp đủ bài tập, hoàn thành 100% các bộ câu hỏi.
"Em hy vọng một ngày nào đó có thể cầm được tấm bằng đại học ngành Kỹ sư công nghệ và vào FPT Software với vị trí nhân viên chính thức", Lâm khẳng định với ánh mắt chứa đầy quyết tâm của tuổi trẻ.
(*)Tên nhân vật đã được thay đổi
Ha Na
FUNiX (thuộc hệ thống giáo dục FPT) là đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam chuyên đào tạo Công nghệ thông tin.
Học viên tương tác với Mentor - là chuyên gia, nhà quản lý của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thông qua kết nối online. Chương trình gồm 8 chứng chỉ. Sau mỗi học kỳ, sinh viên được cấp một chứng chỉ có giá trị riêng biệt và tìm kiếm việc làm tương ứng.
Xem thêm thông tin tại website hoặc liên hệ tầng 0, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 04.7300.5656. Email: funix-support@fpt.edu.vn.