Sau khi bài: “Nhà đầu tư dự án tỷ đô dọc sông Hồng sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai” được đăng tải, VnExpress đã nhận được nhiều ý kiến tranh luận về việc nên hay không nên phê duyệt dự án tỷ đô dọc sông Hồng do công ty Xuân Thiện Ninh Bình làm chủ đầu tư.
Nhiều ý kiến cho rằng dự án đường thủy này là chưa cần thiết, và lo ngại sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Độc giả Nguyễn Hoàng chia sẻ: “Gia đình chúng tôi sống ở Hà Nội gần 100 năm nay, và bây giờ từng ngày phải chứng kiến dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa đang chết dần. Những bãi bồi khổng lồ nằm phơi mình trên dòng sông thân yêu ngày nào, các đập chắn nước, nhà máy thủy điện phía thượng lưu đã dần giết chết dòng sông".
"Bởi thế, dù công ty Xuân Thiện Ninh Bình có trình ra cả tỷ đôla tiền mặt để xin triển khai dự án, chúng tôi cũng không ủng hộ. Chúng tôi chỉ ủng hộ làm kè đá vững chắc dọc hai bên bờ sông để không bị sói lở đôi bờ, cho dòng sông sống mãi, để các tàu vận tải, du lịch có thể lưu thông thuận tiện, dễ dàng”.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Phuong Ha nói: “Tôi học lịch sử thời An Dương Vương dựng nước, bờ biển nước ta nằm đâu đó ở vùng Đông Anh Hà Nội, các di tích nay vẫn còn, có nghĩa là sau nhiều năm cả vùng đồng bằng Bắc bộ được hình thành nên bởi phù sa của sông Hồng, và còn đọc đâu đó hàng năm lượng phù sa bồi đắp lấn ra biển có diện tích rất lớn, tuy chưa sử dụng được nhưng vẫn có thể trồng sú vẹt hay nuôi trồng thủy sản".
"Nay doanh nghiệp muốn khai thác kinh doanh trên dòng sông Hồng có tính hết được lượng phù sa bị chặn lại hay không, và ảnh hưởng thế nào?".
"Xây thủy điện là ảnh hưởng môi trường sống của các động thực vật thủy sinh. Điều kiện sống của động thực vật dưới nước, cũng như dọc hai bên sông sẽ thay đổi nghiêm trọng", độc giả Huy nói.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng đây là dự án đáng quan tâm, tuy nhiên để triển khai dự án phải xem xét nhiều vấn đề.
Độc giả Thinhehn nhận định: “Nếu dự án mà đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước, đảm bảo cải thiện nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho nhân dân hai bờ sông Hồng thì quá tốt".
"Nhưng có một vấn đề có thể nói là mấu chốt rất cần xem xét nghiên cứu thấu đáo là: Khả năng các nguồn nước đầu nguồn từ Trung Quốc đổ vào sông Hồng (cả sông Đà, sông Lô…) nếu họ lại tiếp tục ngăn đập như sông Mê Công thì sẽ thế nào? Ai sẽ dám chắc là 'không thể xảy ra' điều đó?".
“Dự án này cần được xem xét kỹ, có thể phải nhờ tư vấn nước ngoài, những cái mất chỉ là suy nghĩ cảm tính, do đó nên có tư vấn độc lập và xem xét kỹ, không nên "ào ào" thông qua cũng không nên "ào ào" hủy bỏ dự án quan trọng này", độc giả Thinh Nguyễn nói.
Còn nickname Dai hoc thuy loi thì quan tâm tới tác động môi trường của dự án: “Cần tính toán kỹ khả năng chất thải do tầu bè qua lại nhiều sẽ ảnh hưởng tới con người, sinh vật thế nào? Khả năng mất phù sa của các đồng bằng ven biển Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng ra sao? Và những tác động tới thủy hệ, sinh vật thủy sinh, thực vật thủy sinh. Xin hãy tính chi tiết và đưa ra con số dự báo”.
>> Xem thêm: Khối tài sản tỷ đô ít ai biết của vợ chồng Hoa hậu Hà Kiều Anh
Con đường gia tộc Thái bỏ tỷ đô mua lại BigC Việt' nóng trên mạng XH
Gia tộc Chirathiva vừa mua lại hệ thống Big C Việt Nam giàu thứ 14 tại châu Á với tổng tài sản lên tới 11,7 tỉ đô la - câu chuyện đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng. |