Hà Nội 30 ngày sau chiến dịch dọn vỉa hè

Với hoạt động lập lại trật tự đô thị quy mô chưa từng có, Hà Nội đã có nhiều tuyến đường sạch sẽ, thông thoáng, tuy vậy, vẫn còn một số hình ảnh nhếch nhác, cách làm cứng nhắc khiến người dân chưa đồng tình.

Từng nhiều lần ra quân lập lại trật tự đô thị, Hà Nội cũng luôn đối diện thực trạng tổ công tác đi qua đến đâu, vỉa hè bị tái lấn chiếm đến đó.

Lần này, khác với nhiều lần trước Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thể hiện quyết tâm bằng tuyên bố nếu không dẹp được lấn chiếm vỉa hè, ông sẽ chỉ đích danh "chỗ nào của bí thư quận, chỗ nào của chủ tịch quận, chỗ nào có trưởng công an phường hay lãnh đạo sở ngành" đứng sau.

Việc củng cố văn minh đô thị được cụ thể hoá với 14 nội dung cần làm, 12 lực lượng và hơn 22.600 lượt người vào cuộc.

Có thể cách chức trưởng công an phường nếu không xử lý được vi phạm trật tự vỉa hè.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
12 lực lượng tham gia dẹp vỉa hè ở Hà Nội
 
 

12 lực lượng vào cuộc lập lại trật tự đô thị ở Hà Nội.

Tìm lại vỉa hè cho phố cổ

Khởi phát từ trung tâm - quận Hoàn Kiếm đi đầu trong việc tìm lại vỉa hè phố cổ cho người đi bộ và du khách. Những hàng ăn, cơ sở kinh doanh, biển quảng cáo chiếm vỉa hè, xe cộ dừng đỗ dưới lòng đường đều bị cưỡng chế dọn dẹp, tịch thu, xử phạt.

Thậm chí, một số phường lập chốt canh để chống tái lấn chiếm. Do đó, các tuyến phố du lịch nổi tiếng như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc... không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, các cửa hàng, biển hiệu quảng cáo đều được lắp đặt đúng quy định.

Vỉa hè phố Lò Sũ trước và sau chiến dịch dọn vỉa hè

Hà Nội đòi lại vỉa hè cho người đi bộ trên phố cổ
 
 

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội dẹp vỉa hè phố cổ

Máy xúc, máy cẩu đục bậc tam cấp

Sau Hoàn Kiếm, sáng 10/3, hơn 10 quận, huyện như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân… đồng loạt ra quân lập lại trật tự. 

Hàng chục máy xúc, máy khoan, máy đục được huy động đập bỏ bậc tam cấp xây lấn đất công. Bậc thềm hàng trăm ngôi nhà, trong đó có cả trụ sở cơ quan công quyền như UBND phường Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) lấn ra vỉa hè cả mét đều bị cưỡng chế đục bỏ. Mái vẩy, biển quảng cáo... chiếm không gian chung bị tháo dỡ. Người bán hàng rong không được hoạt động.

Hà Nội không ra quân ồn ào, mà phải bền vững để sau đó người dân không tái lấn chiếm.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung
Hà Nội huy động máy cẩu đồng loạt ra quân đòi lại vỉa hè
 
 

Máy cẩu phá bậc tam cấp của UBND phường Quốc Tử Giám lấn chiếm vỉa hè.

Cẩu xe, phạt tài xế dừng đỗ sai quy định

Một trong những nội dung được đẩy mạnh là xử lý các xe dừng đỗ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Nhiều xe sang đỗ trước cửa các cơ quan công quyền như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Sở Giáo dục và Đào tạo... đã bị xử phạt. 

Thống kê của công an Hà Nội cho thấy, gần 18.000 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông bị xử phạt với số tiền cả chục tỷ đồng.

Hà Nội xử phạt hàng loạt xe sang đỗ trước trụ sở cơ quan nhà nước
 
 

Công an xử phạt hàng loạt xe sang vi phạm cạnh trụ sở cơ quan nhà nước.

Phạt người vứt rác, phóng uế

Hàng chục người vứt rác ra vỉa hè bị lập biên bản; 40 người phóng uế nơi công cộng bị xử phạt 80 triệu đồng. Nhiều phường cử công an đạp xe đến từng hộ dân để nhắc nhở; giao công chức giám sát địa bàn 24/24 giờ để phát hiện hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.

Dù ngỡ ngàng khi lần đầu tiên những hành vi đã trở thành thói quen vô thức nêu trên bị lập biên bản và xử phạt nặng, nhiều người dân bày tỏ đồng tình với việc xử phạt này.

 

Đập bỏ hàng loạt công trình kiên cố

Mạnh tay hơn cả, nhiều công trình kiên cố như nhà hàng, nhà ở cao 2-3 tầng, gara ôtô xây dựng sai phép cũng bị đập bỏ. Điển hình như bãi đỗ xe lợp tôn hàng nghìn m2 của Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội xây trên đất dự án công viên đường Kim Giang (Thanh Xuân), hàng chục nhà hàng, nhà ở, trung tâm sửa chữa ôtô, xe máy đường Nghiêm Xuân Yêm (Thanh Trì).

Nhiều nhà hàng, gara ôtô kiên cố trên vỉa hè Hà Nội bị phá dỡ
 
 

Nhiều nhà hàng, gara ôtô kiên cố xây lấn chiếm bị phá dỡ.

'Sáng tạo' mưu sinh

Sau một tháng, những con phố lớn đã có không gian thông thoáng cho người đi bộ, những hộ kinh doanh, nhà mặt phố không còn lấy vỉa hè làm "của riêng", hàng ăn lui vào ngõ nhỏ. Tuy vậy, điều này cũng tác động tới hàng nghìn người nghèo lấy việc bán trà đá vỉa hè, bán hàng đi rong làm kế mưu sinh.

Từ đây, nhiều cách thức mới mẻ được người dân nghĩ ra để thích nghi khi không được ngồi vỉa hè như bán trà đá trên ôtô cũ, bán bún trong hành lang chung cư, nướng chả trên nóc chợ, hoặc dắt cá đi bán rong...

Cần khu vực riêng cho bán hàng rong, định hướng nghề nghiệp cho người dân đang có thu nhập chính từ việc chiếm dụng vỉa hè.

Thiếu tướng Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương
Những kiểu mưu sinh độc đáo thời dọn vỉa hè
 
 

Muôn kiểu mưu sinh thời dẹp vỉa hè của người dân Hà Nội

Một số nơi 'làm cứng nhắc, người dân vẫn phải đi dưới lòng đường'

Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an TP Hà Nội.

Nhận xét về "đại chiến dịch" lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an Hà Nội) cho rằng tình trạng chiếm dụng hè phố, lòng đường dù giảm rõ rệt nhưng chưa bền vững. Ban ngày người dân tuân thủ, nhưng tối đến hoặc vào giờ cao điểm, các hàng ăn lại tái chiếm hè phố; nhiều công sở vẫn coi vỉa hè, lề đường là bãi để xe; mái che, mái vẩy, bục bệ chưa được dọn dẹp triệt để...

Đặc biệt, một số phường "cứng nhắc trong việc phá dỡ bậc tam cấp, không báo trước cho dân để có sự chuẩn bị, không căn cứ vào lịch sử tồn tại, thực tế địa bàn nên đã gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân". Cụ thể, một số nhà dân phải bắc thang, làm cầu tạm vì nền nhà cách mặt đường cả mét, một vài kiến trúc cổ bị tác động, hàng trăm cây xanh lấy bóng mát bị chặt bỏ, gạch vữa từ các công trình bị đập bỏ chưa được thu dọn để lại cảnh ngổn ngang, nhếch nhác...

 Chiến dịch dọn vỉa hè sẽ được Hà Nội duy trì đến hết năm 2017.

Chiến dịch dẹp vỉa hè còn cứng nhắc
 
 

Giám đốc Công an Hà Nội đánh giá về chiến dịch dẹp vỉa hè. Video: Nhật Quang

Những con số sau một tháng dọn vỉa hè

Kết quả sau gần một tháng dẹp vỉa hè ở Hà Nội
 
 
Bình luận
Ý kiến của bạn