Thứ ba, 17/12/2024
Thứ hai, 15/6/2015, 19:00 (GMT+7)

Những lớp hàng không mẫu hạm của Mỹ

Tàu sân bay Mỹ là loại chiến hạm được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay như một căn cứ không quân trên biển. Chúng là trung tâm của hạm đội và thường được coi là tàu chủ lực.

Mỹ có 24 lớp tàu sân bay với tổng cộng gần 70 tàu, gồm những chiếc đã và đang trong biên chế.

Tàu USS Princeton, thuộc lớp Independence, di chuyển ngoài khơi Seattle năm 1944. Tàu hoạt động trong Thế Chiến II và bị chìm trong trận chiến vịnh Leyte tháng 10/1944. Ảnh: navy.mil.

Trực thăng đậu trên tàu USS Saipan trong những năm 1950. Đây là một trong hai tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Saipan đóng cho Hải quân Mỹ trong Thế Chiến II. Cả hai tàu đều đã bị phá dỡ vào năm 1980. Ảnh: navy.mil.

Tàu USS Saratoga không còn trong biên chế neo tại Newport, Đảo Rhode, hôm 21/8. Hải quân Mỹ trả một xu cho một công ty tái chế ở bang Texas để phá dỡ con tàu. USS Saratoga từng được mệnh danh là "siêu tàu sân bay" trong Thời đại Nguyên tử và nghỉ hưu cách đây 20 năm. Ảnh: US Navy/AP.

Tàu USS Ranger tới Trân Châu Cảng, Hawaii, năm 1993. Tàu thuộc lớp Forestal và là một trong những con tàu có ý nghĩa lịch sử lớn nhất trong hạm đội của hải quân Mỹ.

USS Ranger từng tham chiến ở Việt Nam và chiến dịch Bão táp Sa mạc ở Iraq. Nó còn xuất hiện trong nhiều bộ phim và chương trình truyền hình, trong đó nổi tiếng nhất là siêu phẩm "Top Gun" những năm 1980. Tàu sẽ bị phá dỡ trong năm nay. Ảnh: US Navy.

Tàu USS Theodore Roosevelt, lớp Nimitz, rời căn cứ hải quân Norfolk, Virginia, hôm 11/3, lên đường làm nhiệm vụ. Tàu vẫn đang nằm trong biên chế Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.

Tàu USS John C. Stennis đi qua một cầu vồng hôm 3/2 khi đang trên Thái Bình Dương. Tàu thuộc lớp Nimitz, đặt tên theo một thượng nghị sĩ bang Mississippi, được biên chế vào tháng 12/1995 và vẫn đang hoạt động. Ảnh: US Navy.

Một thủy thủ cùng vợ chụp ảnh trong buổi lễ đặt tên cho tàu năng lượng hạt nhân USS Gerald R. Ford tại Newports News, Virginia hồi tháng 11. Đây là tàu mới nhất của Hải quân Mỹ, thuộc lớp siêu tàu sân bay Gerald R. Ford, thay thế một số tàu lớp Nimitz hiện tại. Ảnh: AP.

Tàu USS John F. Kennedy nhận hàng tiếp tế từ USS Seattle, tàu hỗ trợ nhanh cho chiến đấu thuộc lớp Sacramento, trên Đại Tây Dương hồi tháng 4/2004. Đây là tàu duy nhất thuộc lớp John F. Kennedy và đã ngừng hoạt động vào năm 2007. Ảnh: US Navy.

USS Enterprise là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới và là chiếc duy nhất thuộc lớp cùng tên được chế tạo từ năm 1958 đến 1961. Tàu ngừng hoạt động vào năm 2012. Trong ảnh là USS Enterprise đang qua Ấn Độ Dương, tới Vịnh Arab để thực hiện nhiệm vụ năm 2003. Ảnh: US Navy.

Tàu USS Kitty Hawk chuẩn bị triển khai đợt bay theo định kỳ ở ngoài khơi Australia năm 2006. Tính đến năm 2008, tàu sân bay lớp Kitty Hawk này là con tàu lâu đời nhất của Hải quân Mỹ và là mẫu hạm duy nhất dùng nhiên liệu thường. Tàu ngừng hoạt động từ năm 2009.
Ảnh: US Navy.

Thủy thủ trên tàu USS Midway xếp chữ "Sayonara" (tạm biệt) khi rời căn cứ hải quân ở Yokosuka, Nhật Bản, năm 1991. USS Midway neo tại nơi này từ năm 1973, sau đó được thay thế bằng tàu USS Independence, lớp Forestral. Tàu được biên chế cho Hải quân Mỹ hai tuần sau khi Thế Chiến II kết thúc và ngừng hoạt động năm 1992. Ảnh: US Navy.

Tàu USS Franklin, lớp Essex, bắt đầu chìm sau khi trúng bom của Nhật Bản năm 1945. Con tàu được đặt tên theo nhà lập quốc Mỹ Benjamin Franklin và có biệt danh "Big Ben". Ảnh: Wikimedia.

Tàu USS Wasp, chiếc duy nhất thuộc lớp cùng tên, được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 1940. Con tàu trúng ba quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm I-19 của Nhật Bản và chìm trong trận chiến trên biển Coral năm 1942. Ảnh: Wikimedia.

USS Langley, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ và là chiếc duy nhất thuộc lớp Langley, chụp năm 1927. Tàu trúng bom của Nhật Bản năm 1942 và bị hư hại nặng đến mức bị buộc phải tự đánh chìm bởi những tàu hộ tống. Ảnh: Wikipedia.

Như Tâm (theo CNN)