Hải quân Trung Quốc hôm 27/8 tổ chức lễ tưởng niệm trên một con tàu tại cảng Uy Hải, Sơn Đông. Ngày kỷ niệm theo lục thập hoa giáp 60 năm một lần được coi là sự kiện rất quan trọng ở Trung Quốc. Trong lễ kỷ niệm này, các quan chức quân sự Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hải quân mạnh để bảo vệ biển. Ảnh: Xinhua
Hải quân Trung Quốc hôm 27/8 tổ chức lễ tưởng niệm trên một con tàu tại cảng Uy Hải, Sơn Đông. Ngày kỷ niệm theo lục thập hoa giáp 60 năm một lần được coi là sự kiện rất quan trọng ở Trung Quốc. Trong lễ kỷ niệm này, các quan chức quân sự Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hải quân mạnh để bảo vệ biển. Ảnh: Xinhua
Chiến tranh Thanh - Nhật chính thức nổ ra vào ngày 1/8/1894 do tranh giành quyền kiểm soát Triều Tiên, khi đó còn là chư hầu của nhà Thanh. Sự kiện khơi mào cuộc chiến là cuộc tấn công của Nhật Bản vào hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc tại biển Hoàng Hải ngày 25/7/1894. Thuyền chiến Zhiyuan của Trung Quốc đã bị tiêu diệt. Chỉ huy Đặng Thế Xương (trong ảnh) và thủy thủ đoàn gồm 250 người thiệt mạng. Ảnh: People Daily
Chiến tranh Thanh - Nhật chính thức nổ ra vào ngày 1/8/1894 do tranh giành quyền kiểm soát Triều Tiên, khi đó còn là chư hầu của nhà Thanh. Sự kiện khơi mào cuộc chiến là cuộc tấn công của Nhật Bản vào hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc tại biển Hoàng Hải ngày 25/7/1894. Thuyền chiến Zhiyuan của Trung Quốc đã bị tiêu diệt. Chỉ huy Đặng Thế Xương (trong ảnh) và thủy thủ đoàn gồm 250 người thiệt mạng. Ảnh: People Daily
Sau khi thua một trận chiến nhỏ ở Seonghwan, gần Seoul, quân Thanh dồn về Bình Nhưỡng và bị quân Nhật đánh bại, mặc dù quân số nước này đông hơn Nhật. Trận sông Áp Lục diễn ra vào ngày 17/9/1894 là một trong những trận chiến hải quân hiện đại đầu tiên trong lịch sử với tàu bọc thép, pháo bắn nhanh, và ngư lôi. Trung Quốc bị mất 5 tàu và phải rút lui khỏi cảng Arthur, sau đó di chuyển đến Uy Hải. Ảnh: Sinojapanesewar
Sau khi thua một trận chiến nhỏ ở Seonghwan, gần Seoul, quân Thanh dồn về Bình Nhưỡng và bị quân Nhật đánh bại, mặc dù quân số nước này đông hơn Nhật. Trận sông Áp Lục diễn ra vào ngày 17/9/1894 là một trong những trận chiến hải quân hiện đại đầu tiên trong lịch sử với tàu bọc thép, pháo bắn nhanh, và ngư lôi. Trung Quốc bị mất 5 tàu và phải rút lui khỏi cảng Arthur, sau đó di chuyển đến Uy Hải. Ảnh: Sinojapanesewar
Quân Nhật bắn pháo quanh cảng Authur, Dinh Khẩu. Sau thất bại ở Bình Nhưỡng, quân Thanh không còn phản kháng tại Triều Tiên. Hai đội quân của Nhật Bản ngày 24/10/1894 tiến vào Trung Quốc, xâm chiếm Mãn Châu, giành quyền kiểm soát cảng Arthur. Ảnh: Sinojapanesewar
Quân Nhật bắn pháo quanh cảng Authur, Dinh Khẩu. Sau thất bại ở Bình Nhưỡng, quân Thanh không còn phản kháng tại Triều Tiên. Hai đội quân của Nhật Bản ngày 24/10/1894 tiến vào Trung Quốc, xâm chiếm Mãn Châu, giành quyền kiểm soát cảng Arthur. Ảnh: Sinojapanesewar
Bộ binh Nhật Bản đổ bộ đến Yung Ching để tấn công vào Uy Hải. Căn cứ hải quân Bắc Dương tại Uy Hải rơi vào tay Nhật Bản vào ngày 17/2/1895. Tàu chiến trong Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc bị chìm hoặc bị bắt giữ, trong khi Nhật Bản không mất tàu lớn nào. Ảnh: Sinojapanesewar
Bộ binh Nhật Bản đổ bộ đến Yung Ching để tấn công vào Uy Hải. Căn cứ hải quân Bắc Dương tại Uy Hải rơi vào tay Nhật Bản vào ngày 17/2/1895. Tàu chiến trong Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc bị chìm hoặc bị bắt giữ, trong khi Nhật Bản không mất tàu lớn nào. Ảnh: Sinojapanesewar
Hải Thành là một điểm chiến lược quan trọng ở phía đông bắc Trung Quốc, bị Nhật Bản chiếm từ năm 1894. Vào ngày 4/3/1895, quân Thanh ở Mãn Châu chiến đấu dữ dội để chiếm lại Hải Thành. Quân số Nhật Bản thời điểm đó là 60.000 lính, so với 25.000 lính của Trung Quốc, tuy nhiên quân Thanh vẫn cầm cự trước những đợt tấn công ác liệt. Nhật Bản chuẩn bị tấn công từ hai hướng Mãn Châu và Sơn Đông để chọc thủng phòng tuyến Bắc Kinh , khiến Trung Quốc phải tìm cách ngừng chiến. Ảnh: People Daily
Hải Thành là một điểm chiến lược quan trọng ở phía đông bắc Trung Quốc, bị Nhật Bản chiếm từ năm 1894. Vào ngày 4/3/1895, quân Thanh ở Mãn Châu chiến đấu dữ dội để chiếm lại Hải Thành. Quân số Nhật Bản thời điểm đó là 60.000 lính, so với 25.000 lính của Trung Quốc, tuy nhiên quân Thanh vẫn cầm cự trước những đợt tấn công ác liệt. Nhật Bản chuẩn bị tấn công từ hai hướng Mãn Châu và Sơn Đông để chọc thủng phòng tuyến Bắc Kinh , khiến Trung Quốc phải tìm cách ngừng chiến. Ảnh: People Daily
Sau một loạt thất bại, vào ngày 17/4/1895, Đại Thanh ký Hiệp ước Shimonoseki, cam kết nhượng lại bán đảo Liêu Đông ở phía đông bắc Trung Quốc, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật Bản. Trung Quốc phải trả cho Nhật Bản 5,2 tỷ USD. Ước tính có khoảng từ 800 đến 14.000 nghìn lính Nhật thiệt mạng trong cuộc chiến. Trong khi đó, Trung Quốc có khoảng 35.000 người chết hoặc bị thương. Ảnh: People Daily
Sau một loạt thất bại, vào ngày 17/4/1895, Đại Thanh ký Hiệp ước Shimonoseki, cam kết nhượng lại bán đảo Liêu Đông ở phía đông bắc Trung Quốc, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật Bản. Trung Quốc phải trả cho Nhật Bản 5,2 tỷ USD. Ước tính có khoảng từ 800 đến 14.000 nghìn lính Nhật thiệt mạng trong cuộc chiến. Trong khi đó, Trung Quốc có khoảng 35.000 người chết hoặc bị thương. Ảnh: People Daily
Lực lượng tham chiến chủ yếu của nhà Thanh là đội quân Bát Kỳ gồm khoảng 250.000 người, phần lớn đến từ Bắc Kinh và Hà Bắc. Ảnh: Sinojapanesewar
Lực lượng tham chiến chủ yếu của nhà Thanh là đội quân Bát Kỳ gồm khoảng 250.000 người, phần lớn đến từ Bắc Kinh và Hà Bắc. Ảnh: Sinojapanesewar
Lợi thế của Nhật khi đó là quân lính đó có trang thiết bị hiện đại và được đào tạo bài bản. Ảnh: Wikipedia
Lợi thế của Nhật khi đó là quân lính đó có trang thiết bị hiện đại và được đào tạo bài bản. Ảnh: Wikipedia
Vũ Thảo