Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn nằm ở quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, cách đại lộ Trường An 15 km về phía tây. Trấn giữ hai bên cổng chính vào Bát Bảo Sơn là hai con sư tử đá và 4 cây bách cổ thụ. Trong ảnh là cổng chính vào nghĩa trang. Ảnh: Babaoshan.
Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn nằm ở quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, cách đại lộ Trường An 15 km về phía tây. Trấn giữ hai bên cổng chính vào Bát Bảo Sơn là hai con sư tử đá và 4 cây bách cổ thụ. Trong ảnh là cổng chính vào nghĩa trang. Ảnh: Babaoshan.
Thời nhà Minh, Bát Bảo Sơn vốn là từ đường - nơi chôn cất và thờ phụng các thái giám. Năm Gia Tĩnh thứ 29 nhà Minh (năm 1550), thái giám Mạch Phúc cho sửa sang từ đường thành Hộ Quốc Tự với mục đích chấn hưng nhà Minh. Trước đó, Bát Bảo Sơn có Linh Phúc Tự, xây từ thời nhà Nguyên.
Trong ảnh là Hộ Quốc Tự trước khi cải tạo thành Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn. Ảnh: Nhật báo Nam Kinh.
Thời nhà Minh, Bát Bảo Sơn vốn là từ đường - nơi chôn cất và thờ phụng các thái giám. Năm Gia Tĩnh thứ 29 nhà Minh (năm 1550), thái giám Mạch Phúc cho sửa sang từ đường thành Hộ Quốc Tự với mục đích chấn hưng nhà Minh. Trước đó, Bát Bảo Sơn có Linh Phúc Tự, xây từ thời nhà Nguyên.
Trong ảnh là Hộ Quốc Tự trước khi cải tạo thành Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn. Ảnh: Nhật báo Nam Kinh.
Sau năm 1949, Hộ Quốc Tự được cải tạo thành Nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh, rộng khoảng 100.000 m2. Năm 1970, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký quyết định đổi tên Nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh thành Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn Bắc Kinh (Nghĩa trang Bát Bảo Sơn). Trong ảnh là cổng chính vào khu vực đặt tro cốt của nghĩa trang. Ảnh: Bjflzx.
Sau năm 1949, Hộ Quốc Tự được cải tạo thành Nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh, rộng khoảng 100.000 m2. Năm 1970, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký quyết định đổi tên Nghĩa trang cách mạng Bắc Kinh thành Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn Bắc Kinh (Nghĩa trang Bát Bảo Sơn). Trong ảnh là cổng chính vào khu vực đặt tro cốt của nghĩa trang. Ảnh: Bjflzx.
Nghĩa trang Bát Bảo Sơn chủ yếu phân thành hai khu vực: khu mộ và khu đặt tro cốt. Từ cổng chính đi vào là đến khu vực đặt tro cốt, gọi là Tro Cốt Đường. Tro Cốt Đường nằm ở chính giữa nghĩa trang, xây dựng năm 1958, cải tạo từ đại điện cũ của Hộ Quốc Tự. Ảnh: Wikipedia
Nghĩa trang Bát Bảo Sơn chủ yếu phân thành hai khu vực: khu mộ và khu đặt tro cốt. Từ cổng chính đi vào là đến khu vực đặt tro cốt, gọi là Tro Cốt Đường. Tro Cốt Đường nằm ở chính giữa nghĩa trang, xây dựng năm 1958, cải tạo từ đại điện cũ của Hộ Quốc Tự. Ảnh: Wikipedia
Tro Cốt Đường có diện tích 2.400 m2, gồm 28 gian phòng đặt tro cốt. Những tro cốt đặt ở đây chia theo cấp bậc và chức vụ lúc sinh thời.
Trong 28 gian phòng này, Trung Nhất Thị là nơi đặt tro cốt của những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc như nguyên soái Chu Đức, nguyên soái Trần Nghị, Đổng Tất Vũ - một trong 5 nhà sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tro Cốt Đường không mở cửa cho người ngoài tham quan, chỉ thân nhân những người có tro cốt đặt tại đây có giấy chứng nhận mới được ra vào. Ảnh: Wikipedia
Tro Cốt Đường có diện tích 2.400 m2, gồm 28 gian phòng đặt tro cốt. Những tro cốt đặt ở đây chia theo cấp bậc và chức vụ lúc sinh thời.
Trong 28 gian phòng này, Trung Nhất Thị là nơi đặt tro cốt của những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc như nguyên soái Chu Đức, nguyên soái Trần Nghị, Đổng Tất Vũ - một trong 5 nhà sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tro Cốt Đường không mở cửa cho người ngoài tham quan, chỉ thân nhân những người có tro cốt đặt tại đây có giấy chứng nhận mới được ra vào. Ảnh: Wikipedia
Bao quanh ba mặt bắc, tây, đông của Tro Cốt Đường là 11 bức tường có các hộc đặt tro cốt, gọi là Tro Cốt Tường, xây dựng từ năm 1988. Ảnh: Xinhua
Bao quanh ba mặt bắc, tây, đông của Tro Cốt Đường là 11 bức tường có các hộc đặt tro cốt, gọi là Tro Cốt Tường, xây dựng từ năm 1988. Ảnh: Xinhua
Ngoài Tro Cốt Đường là khu mộ. Không giống với Tro Cốt Đường, khu mộ ở nghĩa trang Bát Bảo Sơn không phân chia cấp bậc, mà xây mộ cho người đã khuất phân thứ tự theo ngày tháng qua đời.
Bát Bảo Sơn có 11 khu mộ, bao phủ bởi rừng thông xanh mướt, mang không khí trầm mặc nghiêm trang. Ảnh: Wikipedia
Ngoài Tro Cốt Đường là khu mộ. Không giống với Tro Cốt Đường, khu mộ ở nghĩa trang Bát Bảo Sơn không phân chia cấp bậc, mà xây mộ cho người đã khuất phân thứ tự theo ngày tháng qua đời.
Bát Bảo Sơn có 11 khu mộ, bao phủ bởi rừng thông xanh mướt, mang không khí trầm mặc nghiêm trang. Ảnh: Wikipedia
Nghĩa trang Bát Bảo Sơn không chỉ là nơi chôn cất các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà còn là nơi an táng của nhiều nhà khoa học, nhà báo quốc tế như nữ nhà báo người Mỹ Agnes Smedley, chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn năm 1951. Ảnh: Wikipedia
Nghĩa trang Bát Bảo Sơn không chỉ là nơi chôn cất các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà còn là nơi an táng của nhiều nhà khoa học, nhà báo quốc tế như nữ nhà báo người Mỹ Agnes Smedley, chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn năm 1951. Ảnh: Wikipedia
Nhà hỏa táng của Bát Bảo Sơn nằm ở phía đông Tro Cốt Đường, được xây dựng trong khuôn viên hình chữ L. Nhà hỏa táng xây từ năm 1958, đến nay đã qua nhiều lần cải tạo và mở rộng quy mô. Đây là nơi tổ chức lễ hỏa táng cho các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc. Ảnh: Babaoshan.
Nhà hỏa táng của Bát Bảo Sơn nằm ở phía đông Tro Cốt Đường, được xây dựng trong khuôn viên hình chữ L. Nhà hỏa táng xây từ năm 1958, đến nay đã qua nhiều lần cải tạo và mở rộng quy mô. Đây là nơi tổ chức lễ hỏa táng cho các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc. Ảnh: Babaoshan.
Ngày nay, mỗi dịp tiết Thanh Minh, người dân Trung Quốc lại đến đây tảo mộ, tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhớ ơn những người đã khuất. Trong ảnh là một gia đình Trung Quốc đi tảo mộ. Ảnh: Xinhua.
Ngày nay, mỗi dịp tiết Thanh Minh, người dân Trung Quốc lại đến đây tảo mộ, tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhớ ơn những người đã khuất. Trong ảnh là một gia đình Trung Quốc đi tảo mộ. Ảnh: Xinhua.
Hồng Hạnh