Chiếc "Long bào mây lam" của Vua Đồng Khánh (1864-1889), vị vua thứ 9 của triều Nguyễn, được cơ sở thêu phục chế cung đình của nghệ sĩ ưu tú Vũ Văn Giỏi (trú xã Đồng Tiến, Thường Tín, Hà Nội) phục dựng và trưng bày tại kỳ Festival làng nghề truyền thống với chủ để "Tinh hoa nghề Việt" diễn ra từ 28/4 đến 2/5 tại Thừa Thiên - Huế.
Chiếc "Long bào mây lam" của Vua Đồng Khánh (1864-1889), vị vua thứ 9 của triều Nguyễn, được cơ sở thêu phục chế cung đình của nghệ sĩ ưu tú Vũ Văn Giỏi (trú xã Đồng Tiến, Thường Tín, Hà Nội) phục dựng và trưng bày tại kỳ Festival làng nghề truyền thống với chủ để "Tinh hoa nghề Việt" diễn ra từ 28/4 đến 2/5 tại Thừa Thiên - Huế.
Nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo trên chiếc Long bào được phục chế kỳ công, thu hút sự chú ý của người xem khi đến với triển lãm.
Nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo trên chiếc Long bào được phục chế kỳ công, thu hút sự chú ý của người xem khi đến với triển lãm.
Chiếc Mãng bào dành cho hoàng tử với nhiều họa tiết, hình thêu rồng thể hiện sự uy nghiêm, quyền quý của giới quý tộc hoàng gia xưa.
Chiếc Mãng bào dành cho hoàng tử với nhiều họa tiết, hình thêu rồng thể hiện sự uy nghiêm, quyền quý của giới quý tộc hoàng gia xưa.
"Áo bào loan phượng" (bên trái) của Trưởng công chúa triều Nguyễn với hình con chim phượng hoàng ở giữa cùng nhiều họa tiết, hình vẽ bao quanh. Cùng với áo bào loan phượng, chiếc áo "Song thọ" (bên phải) thường được giới quý tộc xưa sử dụng làm trang phục trong cung cấm.
"Áo bào loan phượng" (bên trái) của Trưởng công chúa triều Nguyễn với hình con chim phượng hoàng ở giữa cùng nhiều họa tiết, hình vẽ bao quanh. Cùng với áo bào loan phượng, chiếc áo "Song thọ" (bên phải) thường được giới quý tộc xưa sử dụng làm trang phục trong cung cấm.
Áo "Bách thọ" (trên áo thuê 100 chữ thọ, đại cát, đại hỷ) mang ý nghĩa biểu trưng cho sự trường thọ, may mắn, đại cát đại lợi. Áo thường được may cho người lớn tuổi trong cung cấm.
Áo "Bách thọ" (trên áo thuê 100 chữ thọ, đại cát, đại hỷ) mang ý nghĩa biểu trưng cho sự trường thọ, may mắn, đại cát đại lợi. Áo thường được may cho người lớn tuổi trong cung cấm.
Cùng với trang phục của vua, chiếc áo bào quan phục triều Lê cũng được phục chế và trưng bày. Trong ảnh, phần thân và tay áo được thêu trổ một cách công phu và cầu kỳ làm nổi bật hoa văn, họa tiết trên mặt áo.
Cùng với trang phục của vua, chiếc áo bào quan phục triều Lê cũng được phục chế và trưng bày. Trong ảnh, phần thân và tay áo được thêu trổ một cách công phu và cầu kỳ làm nổi bật hoa văn, họa tiết trên mặt áo.
Cùng với không gian trưng bày áo quan phục triều Nguyễn còn có khu vực riêng của nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng (42 tuổi, trú xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), trình làng 12 hiện vật là trang phục cung đình trong số 100 bộ trang phục triều Nguyễn được ông sưu tập ở vùng núi các huyện thuộc tỉnh Quảng Trị. Trong ảnh, ông Hoàng giới thiệu chiếc áo đại triều quan nhất phẩm (thế kỷ 19 đầu 20) được sưu tập tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).
Cùng với không gian trưng bày áo quan phục triều Nguyễn còn có khu vực riêng của nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng (42 tuổi, trú xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), trình làng 12 hiện vật là trang phục cung đình trong số 100 bộ trang phục triều Nguyễn được ông sưu tập ở vùng núi các huyện thuộc tỉnh Quảng Trị. Trong ảnh, ông Hoàng giới thiệu chiếc áo đại triều quan nhất phẩm (thế kỷ 19 đầu 20) được sưu tập tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).
Nhiều bộ trang phục trải qua hàng trăm năm lịch sử đã phai màu trước khi được tìm ra.
Trong số gần 100 hiện vật sưu tập được, ông Hoàng cho biết đã có 41 bộ trang phục chuyển nhượng lại cho Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chiếc Hoàng bào của vua triều Nguyễn có thêu 20 con rồng, ông đã hiến tặng cho bảo này. Trong ảnh là chiếc áo đại triều quan nhị phẩm (thế kỷ 19 đầu 20) được ông Hoàng sưu tầm được ở xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị).
Trong số gần 100 hiện vật sưu tập được, ông Hoàng cho biết đã có 41 bộ trang phục chuyển nhượng lại cho Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chiếc Hoàng bào của vua triều Nguyễn có thêu 20 con rồng, ông đã hiến tặng cho bảo này. Trong ảnh là chiếc áo đại triều quan nhị phẩm (thế kỷ 19 đầu 20) được ông Hoàng sưu tầm được ở xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị).
Nhiều hoa văn, họa tiết, hình rồng thêu trên chiếc áo đại quan nhị phẩm. Những bộ trang phục này điều được làm bằng lụa của miền Bắc và với kỹ thuật thêu, in tinh xảo.
Nhiều hoa văn, họa tiết, hình rồng thêu trên chiếc áo đại quan nhị phẩm. Những bộ trang phục này điều được làm bằng lụa của miền Bắc và với kỹ thuật thêu, in tinh xảo.
Theo nhà sưu tầm, thông qua màu sắc, hình thêu trên áo quan triều Nguyễn xưa, có thể phân cấp ra nhiều loại trang phục và mỗi trang phục sẽ dành cho các phẩm cấp khác nhau trong triều đình.
Theo nhà sưu tầm, thông qua màu sắc, hình thêu trên áo quan triều Nguyễn xưa, có thể phân cấp ra nhiều loại trang phục và mỗi trang phục sẽ dành cho các phẩm cấp khác nhau trong triều đình.
Cùng với áo quan nhất, nhị và tam phẩm, bộ sưu tầm còn có nhiều trang phục của các quan triều đình nhà Nguyễn nửa cuối thế kỷ 19 đầu 20 mặc trong các buổi chầu, và hiện vật quý bằng gốm sứ, gỗ…
Cùng với áo quan nhất, nhị và tam phẩm, bộ sưu tầm còn có nhiều trang phục của các quan triều đình nhà Nguyễn nửa cuối thế kỷ 19 đầu 20 mặc trong các buổi chầu, và hiện vật quý bằng gốm sứ, gỗ…
Đắc Đức