Thứ năm, 25/4/2024
Thứ ba, 28/4/2015, 18:11 (GMT+7)

Trang sức cổ quý hiếm của người Việt

Ngọc như ý, trâm hình phượng, quả cầu Cửu Long, ngai thờ... cùng nhiều món trang sức có niên đại hàng nghìn năm đang được trưng bày tại Huế.

Ngày 28/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cô đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày bộ sưu tập cổ vật với chủ đề “Trang sức cổ Việt Nam”. Hơn 100 món trang sức được lựa chọn từ các kho cổ vật phong phú của hai bảo tàng được giới thiệu đã cho công chúng cái nhìn khá toàn diện, khái quát về nghệ thuật chế tác đồ trang sức từ thời Tiền sử đến thời nhà Nguyễn.

Từ những chiếc vòng tay, bao tay, khóa thắt lưng bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn (cách đây từ 2.000 đến 2.500 năm)... đến khuyên tai hai đầu thú, chuỗi hạt bằng đá, mã não, thủy tinh của cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã được giới thiệu. Trong ảnh là chiếc bao tay gắn quả nhạc Đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn.

Chuỗi hạt bằng vỏ nhuyễn thể của cư dân văn hóa Bàu Tró cách đây khoảng 5.000 năm với vẻ ngoài nguyên sơ được phát hiện ở Xóm Thâm (Quảng Bình).

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam được giới thiệu lần này là những sản phẩm tinh túy của người Việt qua mấy nghìn năm lịch sử, thể hiện khả năng sáng tạo và phát triển không ngừng của người Việt Nam trên con đường tìm kiếm cái đẹp. Trong ảnh là chiếc khánh chạm hình dơi được làm bằng ngọc khoảng thế kỷ 19-20.

Chiếc vòng cổ bằng bạc được chế tác tinh xảo vào khoảng thế kỷ 19-20.

Miếng ngọc Như ý thế kỷ 19 (cổ vật Cung đình triều Nguyễn).

Chiếc trâm hình phượng ngậm đèn lồng bằng vàng tinh xảo, thế kỷ 18.

Chiếc nhẫn bạc được chạm khắc có niên đại hàng trăm năm.

Chiếc Bác Sơn được chế tác bằng vàng nạm đá quý dùng cho giới hoàng tộc.

Cùng với trang sức, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng những báu vật hoàng cung triều Nguyễn. Trong ảnh là chiếc ngai thờ thời Nguyễn (1802-1984).

Quả cầu Cửu Long thời Nguyễn mạ vàng.

Đắc Đức