Lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ) được tổ chức vào rằm tháng Giêng với mong ước các đức vua, thánh thần cùng phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn. Trong lễ hội còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.
Lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ) được tổ chức vào rằm tháng Giêng với mong ước các đức vua, thánh thần cùng phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn. Trong lễ hội còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.
Hơn 150 người của 6 thôn trong cửa đình Làng Mỏ được chọn tham gia lễ rước phải bôi nhọ lên mặt. Ông Hoàng Văn Chủ, đội trưởng đội cúng tiến lễ vật, giải thích trước đây họ Mạc chạy trốn đến vùng đất này và đổi thành họ Hoàng và Bế. Vì thế, trong lễ hội có nghi lễ bôi mặt nhọ với ý nghĩa "để không ai biết là con cháu họ Mạc".
Hơn 150 người của 6 thôn trong cửa đình Làng Mỏ được chọn tham gia lễ rước phải bôi nhọ lên mặt. Ông Hoàng Văn Chủ, đội trưởng đội cúng tiến lễ vật, giải thích trước đây họ Mạc chạy trốn đến vùng đất này và đổi thành họ Hoàng và Bế. Vì thế, trong lễ hội có nghi lễ bôi mặt nhọ với ý nghĩa "để không ai biết là con cháu họ Mạc".
Đám rước đi từ đình Làng Mỏ thờ đức vua Cao Quyết đến miếu Xa Vùn thờ đức Thánh Cao Sơn - Quý Minh đại vương. Đi vật đi đầu đám rước là Tàng thinh và Mặt nguyệt - 2 lễ vật sinh thực khí thể hiện sự phồn thực với mong ước về sự no ấm, đủ đầy.
Đám rước đi từ đình Làng Mỏ thờ đức vua Cao Quyết đến miếu Xa Vùn thờ đức Thánh Cao Sơn - Quý Minh đại vương. Đi vật đi đầu đám rước là Tàng thinh và Mặt nguyệt - 2 lễ vật sinh thực khí thể hiện sự phồn thực với mong ước về sự no ấm, đủ đầy.
Lễ vật khác cung tiến gồm ống nước tiên lấy từ giếng Mỏ Vằn, cây thiên tuế, cây ngô, cây lúa, khoai sọ và cây bông vải.
Lễ vật khác cung tiến gồm ống nước tiên lấy từ giếng Mỏ Vằn, cây thiên tuế, cây ngô, cây lúa, khoai sọ và cây bông vải.
Hèm đánh trận trong lễ hội gồm đánh trận mác và đao, dẫn đầu 24 binh lính là 2 vị chánh tướng, phó tướng. Việc luyện tập diễn ra trong hơn một tháng.
Hèm đánh trận trong lễ hội gồm đánh trận mác và đao, dẫn đầu 24 binh lính là 2 vị chánh tướng, phó tướng. Việc luyện tập diễn ra trong hơn một tháng.
Người dân, du khách chen chân đứng xem đám rước, có người phải trèo lên mỏm núi để theo dõi toàn cảnh.
Người dân, du khách chen chân đứng xem đám rước, có người phải trèo lên mỏm núi để theo dõi toàn cảnh.
Du khách thích thú chụp ảnh chung với lễ vật sinh thực khí, hy vọng năm mới may mắn, tình duyên hanh thông.
Du khách thích thú chụp ảnh chung với lễ vật sinh thực khí, hy vọng năm mới may mắn, tình duyên hanh thông.
Lễ hội Ná Nhèm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2015, sau khi được phục dựng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Lễ hội thể hiện lịch sử cư trú, phong tục tập quán và lễ nghi trong cộng đồng dân tộc nơi đây.
Lễ hội Ná Nhèm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2015, sau khi được phục dựng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Lễ hội thể hiện lịch sử cư trú, phong tục tập quán và lễ nghi trong cộng đồng dân tộc nơi đây.
Hồng Vân