Lũ lượt bỏ vùng Biển Hồ (Campuchia) về cư ngụ ven hồ Dầu Tiếng (ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, Tây Ninh), 1.000 người đang sống lây lất trong cảnh thiếu thốn, khổ sở.
Về nước được một năm, ông Nguyễn Văn Nhiều cho biết, cuộc sống hiện tại khá khó khăn nhưng vẫn đỡ hơn hồi trước. "Bên đó bị truy đuổi riết, tụi tui cứ thấp thỏm lo âu, về đây là coi như về quê hương mình rồi, cảm thấy an toàn hơn dù cuộc sống bấp bênh", người đàn ông 54 tuổi nói.
Lũ lượt bỏ vùng Biển Hồ (Campuchia) về cư ngụ ven hồ Dầu Tiếng (ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, Tây Ninh), 1.000 người đang sống lây lất trong cảnh thiếu thốn, khổ sở.
Về nước được một năm, ông Nguyễn Văn Nhiều cho biết, cuộc sống hiện tại khá khó khăn nhưng vẫn đỡ hơn hồi trước. "Bên đó bị truy đuổi riết, tụi tui cứ thấp thỏm lo âu, về đây là coi như về quê hương mình rồi, cảm thấy an toàn hơn dù cuộc sống bấp bênh", người đàn ông 54 tuổi nói.
Chiếc giường được chống thêm cột, căng bạt che nắng mưa được gọi là "nhà" của hàng trăm hộ Việt kiều, nằm sát bên lòng hồ Dầu Tiếng. Những khi nước lên, mọi người trong gia đình cùng khiêng chạy lên cao, chờ nước rút lại bê xuống. Họ muốn sống gần mé nước để tiện sinh hoạt.
Chiếc giường được chống thêm cột, căng bạt che nắng mưa được gọi là "nhà" của hàng trăm hộ Việt kiều, nằm sát bên lòng hồ Dầu Tiếng. Những khi nước lên, mọi người trong gia đình cùng khiêng chạy lên cao, chờ nước rút lại bê xuống. Họ muốn sống gần mé nước để tiện sinh hoạt.
Những gia đình "khá giả" hơn xây những chòi cao, cách mặt đất 3 m để tránh nước hồ. Người sống bên trên còn phía dưới nuôi gia cầm để tăng thu nhập. Hằng ngày, đàn ông chạy xuồng ra lòng hồ đánh bắt cá, đi phụ hồ, vác sắn... thuê kiếm tiền. Phụ nữ trông nhà, lo việc bếp núc hoặc cùng những đứa con đi bán vé số.
Những gia đình "khá giả" hơn xây những chòi cao, cách mặt đất 3 m để tránh nước hồ. Người sống bên trên còn phía dưới nuôi gia cầm để tăng thu nhập. Hằng ngày, đàn ông chạy xuồng ra lòng hồ đánh bắt cá, đi phụ hồ, vác sắn... thuê kiếm tiền. Phụ nữ trông nhà, lo việc bếp núc hoặc cùng những đứa con đi bán vé số.
Nhiều thế hệ từ ông bà, con, cháu đều chui rúc trong căn chòi chật hẹp từ năm này sang năm khác. Ông Huỳnh Văn Đài mới về nước được vài tháng cho biết, 10 người nhà ông ra vô cái chòi ọp ẹp, nóng bức cứ va vào nhau "nhưng riết rồi cũng quen".
Nhiều thế hệ từ ông bà, con, cháu đều chui rúc trong căn chòi chật hẹp từ năm này sang năm khác. Ông Huỳnh Văn Đài mới về nước được vài tháng cho biết, 10 người nhà ông ra vô cái chòi ọp ẹp, nóng bức cứ va vào nhau "nhưng riết rồi cũng quen".
Chỗ ngủ cũng là nơi ăn uống, sinh hoạt của đại gia đình. Không có giấy tờ, quốc tịch, họ không đi làm ăn xa được nên thu nhập chỉ dựa vào con cá, cái tôm trên lòng hồ Dầu Tiếng. Mỗi nhà kiếm được khoảng 70-80 nghìn đồng một ngày.
Chỗ ngủ cũng là nơi ăn uống, sinh hoạt của đại gia đình. Không có giấy tờ, quốc tịch, họ không đi làm ăn xa được nên thu nhập chỉ dựa vào con cá, cái tôm trên lòng hồ Dầu Tiếng. Mỗi nhà kiếm được khoảng 70-80 nghìn đồng một ngày.
Đến bữa ăn, người lớn, trẻ nhỏ đều ôm tô cơm to với thức ăn duy nhất là cá bắt từ hồ Dầu Tiếng. "Chỉ có gạo là nhiều do chính quyền cấp nên ráng ăn cơm cho no cái bụng. Bữa nào trúng mẻ lưới thì có thêm miếng thịt, đĩa giá xào. Tụi tui sống vậy cũng quen rồi, từ thời ở bên Campuchia đã vậy mà", anh Nguyễn Văn Đoái về nước 4 tháng nay nói rồi ăn vội tô cơm đứng dậy nhường chỗ cho 4 đứa con cùng người cha già.
Đến bữa ăn, người lớn, trẻ nhỏ đều ôm tô cơm to với thức ăn duy nhất là cá bắt từ hồ Dầu Tiếng. "Chỉ có gạo là nhiều do chính quyền cấp nên ráng ăn cơm cho no cái bụng. Bữa nào trúng mẻ lưới thì có thêm miếng thịt, đĩa giá xào. Tụi tui sống vậy cũng quen rồi, từ thời ở bên Campuchia đã vậy mà", anh Nguyễn Văn Đoái về nước 4 tháng nay nói rồi ăn vội tô cơm đứng dậy nhường chỗ cho 4 đứa con cùng người cha già.
Mum, cô gái 18 tuổi hiếm hoi chưa lấy chồng, ở nhà phụ cha mẹ chăm em. Việc ăn uống, tắm giặt của Mum cũng như hàng trăm gia đình Việt kiều khác đều diễn ra trên lòng hồ Dầu Tiếng.
Mum, cô gái 18 tuổi hiếm hoi chưa lấy chồng, ở nhà phụ cha mẹ chăm em. Việc ăn uống, tắm giặt của Mum cũng như hàng trăm gia đình Việt kiều khác đều diễn ra trên lòng hồ Dầu Tiếng.
Chiếc máy tính mua giá 100.000 đồng tiền Campuchia bên Biển Hồ này là phương tiện giải trí duy nhất của người dân. Máy chỉ có chức năng nhận và đọc các đĩa DVD, CD... giúp họ xem phim, nghe nhạc. Ngôi làng ven lòng hồ này cũng không có điện nên chiếc bình acquy là nguồn năng lượng duy nhất để thắp đèn, sạc điện thoại...
Chiếc máy tính mua giá 100.000 đồng tiền Campuchia bên Biển Hồ này là phương tiện giải trí duy nhất của người dân. Máy chỉ có chức năng nhận và đọc các đĩa DVD, CD... giúp họ xem phim, nghe nhạc. Ngôi làng ven lòng hồ này cũng không có điện nên chiếc bình acquy là nguồn năng lượng duy nhất để thắp đèn, sạc điện thoại...
Với trẻ em ở làng Việt kiều, được ăn cây kem đá 1.000 đồng là điều xa xỉ. Do phải chạy vạy từng bữa ăn nên tiền cho trẻ mua quà rất hiếm hoi, trừ hôm cha anh chúng nhận được lương hoặc đánh được mẻ cá lớn.
Với trẻ em ở làng Việt kiều, được ăn cây kem đá 1.000 đồng là điều xa xỉ. Do phải chạy vạy từng bữa ăn nên tiền cho trẻ mua quà rất hiếm hoi, trừ hôm cha anh chúng nhận được lương hoặc đánh được mẻ cá lớn.
Trẻ em ở đây không có khai sinh, hầu hết đều không đến trường và phải phụ cha mẹ kiếm sống từ lòng hồ. Trong ảnh là Cời, 10 tuổi nhưng đã biết quăng lưới bắt cá con và chăn đàn vịt phụ mẹ. Một chữ bẻ đôi cậu bé cũng không biết nhưng tháo vát như gã đàn ông thực thụ.
Trẻ em ở đây không có khai sinh, hầu hết đều không đến trường và phải phụ cha mẹ kiếm sống từ lòng hồ. Trong ảnh là Cời, 10 tuổi nhưng đã biết quăng lưới bắt cá con và chăn đàn vịt phụ mẹ. Một chữ bẻ đôi cậu bé cũng không biết nhưng tháo vát như gã đàn ông thực thụ.
Ngoài công việc, Cời kết bạn với những đứa trẻ khác trong làng vui đùa với con nước trên lòng hồ Dầu Tiếng. Do tiếp xúc với sông nước từ bé, chúng có thể bơi ngụp như những con rái cá. Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng trẻ em làng Tà Dơ vẫn không đánh mất sự hồn nhiên vốn có.
Ngoài công việc, Cời kết bạn với những đứa trẻ khác trong làng vui đùa với con nước trên lòng hồ Dầu Tiếng. Do tiếp xúc với sông nước từ bé, chúng có thể bơi ngụp như những con rái cá. Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng trẻ em làng Tà Dơ vẫn không đánh mất sự hồn nhiên vốn có.
Hầu hết Việt kiều Campuchia ở xã Tân Thành không có quốc tịch, trừ những đứa trẻ sinh ra khi về Việt Nam. Nếu có, miếng giấy duy nhất là tờ thông hành mà chính phủ Campuchia phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam cấp cho những du dân Việt sống ở Biển Hồ, song nó không có giá trị và giúp họ có quốc tịch khi trở về.
Hầu hết Việt kiều Campuchia ở xã Tân Thành không có quốc tịch, trừ những đứa trẻ sinh ra khi về Việt Nam. Nếu có, miếng giấy duy nhất là tờ thông hành mà chính phủ Campuchia phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam cấp cho những du dân Việt sống ở Biển Hồ, song nó không có giá trị và giúp họ có quốc tịch khi trở về.
Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trần Quang Ghi cho biết, địa phương đã xây dựng xong kế hoạch khu dân cư cho người Việt hồi hương, đang chờ UBND Tây Ninh phê duyệt. Về các loại giấy tờ, chính quyền xã đang phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh lấy thông tin từ người dân để tìm hướng giải quyết, nhất là sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hiện xã Tân Thành của Tây Ninh có 352 hộ Việt kiều về nước với hơn 1.000 người.
Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trần Quang Ghi cho biết, địa phương đã xây dựng xong kế hoạch khu dân cư cho người Việt hồi hương, đang chờ UBND Tây Ninh phê duyệt. Về các loại giấy tờ, chính quyền xã đang phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh lấy thông tin từ người dân để tìm hướng giải quyết, nhất là sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hiện xã Tân Thành của Tây Ninh có 352 hộ Việt kiều về nước với hơn 1.000 người.
Bé trai này là một trong vài thành viên may mắn của xóm Việt Kiều vì được sinh ra tại Tây Ninh nên mặc nhiên có quốc tịch Việt Nam, được làm khai sinh. "Nó sướng hơn cha mẹ, ông bà rồi đó. Có đầy đủ giấy tờ, lớn lên đi học, đi làm ở công ty sẽ có tương lai ổn định", mẹ bé cười rạng rỡ.
Bé trai này là một trong vài thành viên may mắn của xóm Việt Kiều vì được sinh ra tại Tây Ninh nên mặc nhiên có quốc tịch Việt Nam, được làm khai sinh. "Nó sướng hơn cha mẹ, ông bà rồi đó. Có đầy đủ giấy tờ, lớn lên đi học, đi làm ở công ty sẽ có tương lai ổn định", mẹ bé cười rạng rỡ.
Cuộc sống của nghìn Việt kiều bên hồ Dầu Tiếng
Duy Trần