Khu Lục Bộ, nơi làm việc 6 cơ quan quan trọng của triều Nguyễn nằm trên diện tích khoảng 5,6 héc ta, được chi làm 3 khu gồm, khu Thượng thư, khu Tham tri và khu Thị lang. Khu Lục Bộ triều Nguyễn xưa kia có 42 công trình nhà cửa, trong đó có 30 công trình chính. Hiện nay, theo địa giới hành chính toàn bộ khu Lục Bộ thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế. Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó có khu Lục Bộ.
Khu Lục Bộ, nơi làm việc 6 cơ quan quan trọng của triều Nguyễn nằm trên diện tích khoảng 5,6 héc ta, được chi làm 3 khu gồm, khu Thượng thư, khu Tham tri và khu Thị lang. Khu Lục Bộ triều Nguyễn xưa kia có 42 công trình nhà cửa, trong đó có 30 công trình chính. Hiện nay, theo địa giới hành chính toàn bộ khu Lục Bộ thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế. Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó có khu Lục Bộ.
Sau giải phóng, một số công trình nằm trong khu Lục Bộ được sử dụng làm trụ sở của các cơ quan tỉnh Bình Trị Thiên cũ, nhiều công trình mới phục vụ dân sinh được xây dựng kiên cố. Một số công trình khác như Thượng thư đường Bộ Công được tỉnh Bình Trị Thiên cũ sử dụng làm nhà tập thể cho cán bộ ở.
Sau giải phóng, một số công trình nằm trong khu Lục Bộ được sử dụng làm trụ sở của các cơ quan tỉnh Bình Trị Thiên cũ, nhiều công trình mới phục vụ dân sinh được xây dựng kiên cố. Một số công trình khác như Thượng thư đường Bộ Công được tỉnh Bình Trị Thiên cũ sử dụng làm nhà tập thể cho cán bộ ở.
Chỉ còn 2/42 công trình nằm trong khu Lục Bộ xưa kia giữ được kiến trúc gốc là Thượng thư đường Bộ Công và Thượng thư đường Bộ Lại nằm ở phố Nguyễn Chí Diểu.
Chỉ còn 2/42 công trình nằm trong khu Lục Bộ xưa kia giữ được kiến trúc gốc là Thượng thư đường Bộ Công và Thượng thư đường Bộ Lại nằm ở phố Nguyễn Chí Diểu.
Các công trình trong khu Thượng thư đường Bộ Công đang là nơi sinh sống của 15 hộ dân là cán bộ hưu trí, dù đã xuống cấp nặng nề. Bà Nguyễn Thị Sang (55 tuổi) một hộ dân sinh sống 30 năm tại Thượng thư đường Bộ Công cho biết, trước đây khu vực này là nhà tập thể cho cán bộ tỉnh Bình Trị Thiên, Bà làm ở Ban Tài chính tỉnh nên được cấp nhà. Qua nhiều năm sinh sống, nhà đã xuống cấp nặng nề. "Mái ngói đa số bị vỡ, vào mùa mưa, nước chảy lênh láng trong nhà. Chúng tôi muốn sửa lại cũng không được vì khu vực nằm trong diện phải bảo tồn nguyên trạng. Tôi mong sớm được di dời đi nơi khác", bà nói.
Các công trình trong khu Thượng thư đường Bộ Công đang là nơi sinh sống của 15 hộ dân là cán bộ hưu trí, dù đã xuống cấp nặng nề. Bà Nguyễn Thị Sang (55 tuổi) một hộ dân sinh sống 30 năm tại Thượng thư đường Bộ Công cho biết, trước đây khu vực này là nhà tập thể cho cán bộ tỉnh Bình Trị Thiên, Bà làm ở Ban Tài chính tỉnh nên được cấp nhà. Qua nhiều năm sinh sống, nhà đã xuống cấp nặng nề. "Mái ngói đa số bị vỡ, vào mùa mưa, nước chảy lênh láng trong nhà. Chúng tôi muốn sửa lại cũng không được vì khu vực nằm trong diện phải bảo tồn nguyên trạng. Tôi mong sớm được di dời đi nơi khác", bà nói.
Một số hộ trong khu Lục Bộ nhận trông giữ trẻ ngay trong các ngôi nhà sập xệ của di tích. Đây là lý do khiến Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế dự định sẽ loại khu Lục Bộ khỏi danh sách di tích khu vực I khi làm hồ sơ tái đề cử quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới lên UNESCO vào năm 2018.
Một số hộ trong khu Lục Bộ nhận trông giữ trẻ ngay trong các ngôi nhà sập xệ của di tích. Đây là lý do khiến Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế dự định sẽ loại khu Lục Bộ khỏi danh sách di tích khu vực I khi làm hồ sơ tái đề cử quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới lên UNESCO vào năm 2018.
Thượng thư đường Bộ Lại còn giữ được một số yếu tố gốc của công trình. Hiện nay, khuôn viên công trình được tận dụng làm xưởng gỗ.
Xưa kia, nhà Nguyễn có 6 bộ gồm: Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Lại, Bộ Hộ Bộ Lễ, Bộ Công, quan đứng đầu mỗi Bộ được gọi là Thượng Thư. Khu Thượng thư có 6 công trình Thượng Thư đường, là nơi làm việc của quan Thượng thư.
Thượng thư đường Bộ Lại còn giữ được một số yếu tố gốc của công trình. Hiện nay, khuôn viên công trình được tận dụng làm xưởng gỗ.
Xưa kia, nhà Nguyễn có 6 bộ gồm: Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Lại, Bộ Hộ Bộ Lễ, Bộ Công, quan đứng đầu mỗi Bộ được gọi là Thượng Thư. Khu Thượng thư có 6 công trình Thượng Thư đường, là nơi làm việc của quan Thượng thư.
Toàn khu Lục Bộ có 249 hộ dân sinh sống, 12 cơ quan công sở và trường học. Nhiều công trình nhà cửa của người dân, cơ quan công sở được xây dựng mới, kiên cố như trường mầm non phường Thuận Thành, Đài truyền thanh thành phố Huế...
Toàn khu Lục Bộ có 249 hộ dân sinh sống, 12 cơ quan công sở và trường học. Nhiều công trình nhà cửa của người dân, cơ quan công sở được xây dựng mới, kiên cố như trường mầm non phường Thuận Thành, Đài truyền thanh thành phố Huế...
Trường mầm non phường Thuận Thành được xây dựng kiên cố trên nền đất xưa kia thuộc khu Tham tri.
Khu Tham tri là nơi làm việc của các quan lại mang chức phẩm Tham tri. Theo chức phẩm quy định triều Nguyễn thời vua Minh Mạng, chức phẩm Tham tri đứng thứ 2 sau quan Thượng thư.
Trường mầm non phường Thuận Thành được xây dựng kiên cố trên nền đất xưa kia thuộc khu Tham tri.
Khu Tham tri là nơi làm việc của các quan lại mang chức phẩm Tham tri. Theo chức phẩm quy định triều Nguyễn thời vua Minh Mạng, chức phẩm Tham tri đứng thứ 2 sau quan Thượng thư.
Nhà người dân xây dựng kiên cố trên đường Đinh Tiên Hoàng, xưa kia nơi đây là khu Thị lang.
Khu Thị lang là nơi làm việc của các quan Thị lang. Theo chức vị các quan dưới triều Nguyễn thời vua Minh Mạng, Thị lang là chức quan cấp thứ ba, sau Thượng thư và Tham tri.
Nhà người dân xây dựng kiên cố trên đường Đinh Tiên Hoàng, xưa kia nơi đây là khu Thị lang.
Khu Thị lang là nơi làm việc của các quan Thị lang. Theo chức vị các quan dưới triều Nguyễn thời vua Minh Mạng, Thị lang là chức quan cấp thứ ba, sau Thượng thư và Tham tri.
Võ Thạnh