Những cây cầu uốn lượn ở TP HCM nhìn từ trên cao
Cầu vượt Trạm 2 là nút giao thông quan trọng ở của ngõ phía Đông của TP HCM. Công trình hoàn thành năm 2004 với tổng kinh phí khoảng 120 tỷ đồng. Đây là nút giao thông có thiết kế hệ thống cầu vượt dạng hoa thị đầu tiên tại Việt Nam với bốn vòng tròn có đường kính 420 m và các nhánh đường trong khu vực có diện tích 27 ha.
Cầu vượt Trạm 2 là nút giao thông quan trọng ở của ngõ phía Đông của TP HCM. Công trình hoàn thành năm 2004 với tổng kinh phí khoảng 120 tỷ đồng. Đây là nút giao thông có thiết kế hệ thống cầu vượt dạng hoa thị đầu tiên tại Việt Nam với bốn vòng tròn có đường kính 420 m và các nhánh đường trong khu vực có diện tích 27 ha.
Nút giao này kết nối Xa lộ Hà Nội với Quốc lộ 1A để vào trung tâm TP HCM hoặc ra các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương... Cầu vượt có chức năng quan trọng phân luồng giao thông, giải quyết tình trạng kẹt xe ở cửa ngõ thành phố.
Hiện tại, khu cầu vượt trạm 2 đang có hệ thống Metro tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi ngang qua, song song với Xa Lộ Hà Nội.
Nút giao này kết nối Xa lộ Hà Nội với Quốc lộ 1A để vào trung tâm TP HCM hoặc ra các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương... Cầu vượt có chức năng quan trọng phân luồng giao thông, giải quyết tình trạng kẹt xe ở cửa ngõ thành phố.
Hiện tại, khu cầu vượt trạm 2 đang có hệ thống Metro tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi ngang qua, song song với Xa Lộ Hà Nội.
Nút giao thông ngã ba Cát Lái nằm ở điểm cuối của đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ kết nối với Xa lộ Hà Nội. Đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất khu vực cửa ngõ phía Đông nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Bắc.
Công trình được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010 với hai cầu từ cảng Cát Lái (Nguyễn Thị Định và đại lộ Mai Chí Thọ) rẽ trái về trung tâm Sài Gòn, một cầu hướng từ quận Thủ Đức rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và 7 nhánh đường phía dưới.
Nút giao thông ngã ba Cát Lái nằm ở điểm cuối của đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ kết nối với Xa lộ Hà Nội. Đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất khu vực cửa ngõ phía Đông nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Bắc.
Công trình được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010 với hai cầu từ cảng Cát Lái (Nguyễn Thị Định và đại lộ Mai Chí Thọ) rẽ trái về trung tâm Sài Gòn, một cầu hướng từ quận Thủ Đức rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và 7 nhánh đường phía dưới.
Nút giao đại lộ Võ Văn Kiệt và Quốc lộ 1A (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) kết nối giữa TP HCM các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ. Tháng 10/2015, dự án xây dựng tuyến đường dài 2,7 km nối đường Võ Văn Kiệt với đường Tân Tạo - Chợ Đệm để vào đường cao tốc TP HCM - Trung Lương được khởi công.
Hiện, nút giao này đã xong một phần, các nhánh còn lại vẫn đang được thực hiện. Dự án nhằm rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố đến cao tốc TP HCM - Trung Lương. Đồng thời, đường nối còn giảm tải cho Quốc lộ 1A và giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố.
Nút giao đại lộ Võ Văn Kiệt và Quốc lộ 1A (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) kết nối giữa TP HCM các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ. Tháng 10/2015, dự án xây dựng tuyến đường dài 2,7 km nối đường Võ Văn Kiệt với đường Tân Tạo - Chợ Đệm để vào đường cao tốc TP HCM - Trung Lương được khởi công.
Hiện, nút giao này đã xong một phần, các nhánh còn lại vẫn đang được thực hiện. Dự án nhằm rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố đến cao tốc TP HCM - Trung Lương. Đồng thời, đường nối còn giảm tải cho Quốc lộ 1A và giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố.
Cầu Nguyễn Văn Cừ được khởi công xây dựng năm 2005 và đưa vào sử dụng năm 2009. Do số lượng xe qua cầu rất lớn nên thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông trên cầu nên Sở Giao thông Vận tải TP HCM xây dựng thêm hai nhánh N1 và N2, kết nối vào đường Võ Văn Kiệt. Hai nhánh cầu được thông xe vào ngày 29/6, vượt 5 tháng so với kế hoạch.
Cầu Nguyễn Văn Cừ được khởi công xây dựng năm 2005 và đưa vào sử dụng năm 2009. Do số lượng xe qua cầu rất lớn nên thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông trên cầu nên Sở Giao thông Vận tải TP HCM xây dựng thêm hai nhánh N1 và N2, kết nối vào đường Võ Văn Kiệt. Hai nhánh cầu được thông xe vào ngày 29/6, vượt 5 tháng so với kế hoạch.
Công trình cầu cạn dẫn lên cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) với hai nhánh cầu uốn cong từ đường Nguyễn Hữu Cảnh và Ngô Tất Tố được xây dựng với tổng vốn đầu tư 1.473 tỷ đồng và thông xe từ ngày 25/12/2010.
Công trình cầu cạn dẫn lên cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) với hai nhánh cầu uốn cong từ đường Nguyễn Hữu Cảnh và Ngô Tất Tố được xây dựng với tổng vốn đầu tư 1.473 tỷ đồng và thông xe từ ngày 25/12/2010.
Cầu và nút giao Thủ Thiêm nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm và đại lộ Mai Chí Thọ. Ngoài ra, ở nút giao phía này còn một hầm chui dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe.
Cầu và nút giao Thủ Thiêm nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm và đại lộ Mai Chí Thọ. Ngoài ra, ở nút giao phía này còn một hầm chui dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe.
Hồi tháng 1, một nhánh của cầu vượt bằng thép dạng chữ Y ngã 6 Gò Vấp (ngã 5 Chuồng Chó) được thông xe sau bốn tháng thi công, vượt tiến độ kế hoạch hai tháng. Nhánh này uốn cong theo hướng đường Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), dài 240 m, rộng 6 m.
Trong khi đó, nhánh phụ rẽ theo hướng đường Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Oanh dài 274 m, rộng 6 m đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành sau 6 tháng thi công. Công trình này được đầu tư 400 tỷ đồng.
Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, khi cầu vượt được đưa vào sử dụng sẽ giảm kẹt xe đến 80% ở nút giao này.
Hồi tháng 1, một nhánh của cầu vượt bằng thép dạng chữ Y ngã 6 Gò Vấp (ngã 5 Chuồng Chó) được thông xe sau bốn tháng thi công, vượt tiến độ kế hoạch hai tháng. Nhánh này uốn cong theo hướng đường Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), dài 240 m, rộng 6 m.
Trong khi đó, nhánh phụ rẽ theo hướng đường Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Oanh dài 274 m, rộng 6 m đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành sau 6 tháng thi công. Công trình này được đầu tư 400 tỷ đồng.
Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, khi cầu vượt được đưa vào sử dụng sẽ giảm kẹt xe đến 80% ở nút giao này.
Quỳnh Trần