Chiều 28/10, triều cường lên cao khiến nước từ kênh Thanh Đa vượt bờ kè, tràn vào hàng nghìn nhà dân ở quận Bình Thạnh. Điểm duy nhất có thể phân biệt giữa kênh và đường là bờ rào bằng sắt.
Chiều 28/10, triều cường lên cao khiến nước từ kênh Thanh Đa vượt bờ kè, tràn vào hàng nghìn nhà dân ở quận Bình Thạnh. Điểm duy nhất có thể phân biệt giữa kênh và đường là bờ rào bằng sắt.
Ông Nguyễn Văn Mau sống ngay bờ kênh cho biết, nước bắt đầu lên lúc 17h, nhiều chỗ ngập đến 0,5 m. "Triều lên phải 3-4 tiếng sau mới rút. Khu này không mưa nhưng cứ đến hẹn lại ngập nặng vậy đấy", ông này nói.
Ông Nguyễn Văn Mau sống ngay bờ kênh cho biết, nước bắt đầu lên lúc 17h, nhiều chỗ ngập đến 0,5 m. "Triều lên phải 3-4 tiếng sau mới rút. Khu này không mưa nhưng cứ đến hẹn lại ngập nặng vậy đấy", ông này nói.
Nước có mùi hôi thối, thường gây ngứa nên ông Mau và bạn nhậu phải để chân vào thùng nhựa, tránh tiếp xúc nước.
Nước có mùi hôi thối, thường gây ngứa nên ông Mau và bạn nhậu phải để chân vào thùng nhựa, tránh tiếp xúc nước.
Những quán cà phê dọc bờ kênh nước ngập mênh mông khiến việc buôn bán ế ẩm. Chủ quán thẫn thờ ngồi chờ khách. Còn trong các con hẻm nước ngập sâu hơn, rất ít người ra đường.
Những quán cà phê dọc bờ kênh nước ngập mênh mông khiến việc buôn bán ế ẩm. Chủ quán thẫn thờ ngồi chờ khách. Còn trong các con hẻm nước ngập sâu hơn, rất ít người ra đường.
Bà Phạm Thị Trân sống tại đây hơn 30 năm biết thuỷ triều sẽ lên cao nên ăn cơm từ sớm. Bà cũng mang ủng sẵn để tiện đi lại. "Sống vầy quen rồi, đến ngày triều lên thì mọi thứ phải sẵn sàng. Tui cũng tránh ra ngoài bởi bùn đất trơn trướt. Lúc nãy lội nước té bầm tím chân", cụ bà hơn 70 tuổi cho biết.
Bà Phạm Thị Trân sống tại đây hơn 30 năm biết thuỷ triều sẽ lên cao nên ăn cơm từ sớm. Bà cũng mang ủng sẵn để tiện đi lại. "Sống vầy quen rồi, đến ngày triều lên thì mọi thứ phải sẵn sàng. Tui cũng tránh ra ngoài bởi bùn đất trơn trướt. Lúc nãy lội nước té bầm tím chân", cụ bà hơn 70 tuổi cho biết.
Đa phần người dân phải ngồi xổm trên ghế, đồ đạc, giày dép được gói ghém để lên cao tránh bị nước đẩy đi mất.
Đa phần người dân phải ngồi xổm trên ghế, đồ đạc, giày dép được gói ghém để lên cao tránh bị nước đẩy đi mất.
Không chỉ Thanh Đa, nhiều khu vực khác ở TP HCM cũng rơi vào tình trạng ngập nặng do triều cường lên cao như quận 2, 8, Nhà Bè...
Không chỉ Thanh Đa, nhiều khu vực khác ở TP HCM cũng rơi vào tình trạng ngập nặng do triều cường lên cao như quận 2, 8, Nhà Bè...
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hôm nay triều cường đạt đỉnh. Mực nước đo được tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ở mức 1,61 m. Tuy không có mưa nhưng những khu vực trũng, thấp đều chìm trong nước. Dự báo, triều cường sẽ giảm trong vài ngày tới.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hôm nay triều cường đạt đỉnh. Mực nước đo được tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ở mức 1,61 m. Tuy không có mưa nhưng những khu vực trũng, thấp đều chìm trong nước. Dự báo, triều cường sẽ giảm trong vài ngày tới.
Theo các chuyên gia, với tốc độ đô thị hóa nhanh cùng việc lấn chiếm kênh rạch, san lấp như hiện nay, mực nước sông Sài Gòn năm sau luôn cao hơn năm trước nếu TP HCM không có giải pháp khắc phục hiệu quả. Mức triều cường kỷ lục từng xảy ra là 1,68 m ở sông Sài Gòn năm 2013 và 2014, còn trên sông Đồng Điền là 1,7 m vào tháng 11/2014.
Theo các chuyên gia, với tốc độ đô thị hóa nhanh cùng việc lấn chiếm kênh rạch, san lấp như hiện nay, mực nước sông Sài Gòn năm sau luôn cao hơn năm trước nếu TP HCM không có giải pháp khắc phục hiệu quả. Mức triều cường kỷ lục từng xảy ra là 1,68 m ở sông Sài Gòn năm 2013 và 2014, còn trên sông Đồng Điền là 1,7 m vào tháng 11/2014.
Nước thối tấn công nhà dân khi triều cường đạt đỉnh.
Xuân Ẩn