Nằm trong dự án "Những người miền Bắc" của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Patrick Chauvel, triển lãm "Phóng viên chiến trường" khai mạc chiều 14/4 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội), thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Triển lãm trưng bày ảnh của bốn phóng viên chiến trường kỳ cựu miền Bắc Việt Nam những năm chống Mỹ.
Nằm trong dự án "Những người miền Bắc" của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Patrick Chauvel, triển lãm "Phóng viên chiến trường" khai mạc chiều 14/4 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội), thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Triển lãm trưng bày ảnh của bốn phóng viên chiến trường kỳ cựu miền Bắc Việt Nam những năm chống Mỹ.
40 bức ảnh của các phóng viên kỳ cựu Chu Chí Thành, Đoàn Công Tính, Hứa Kiểm và Mai Nam chụp tại chiến trường những năm chống Mỹ, được Patrick Chauvel chuẩn bị một thời gian dài trước khi trưng bày tại sảnh lớn Trung tâm Văn hóa Pháp. Các bức ảnh không đi sâu vào sự khốc liệt của cuộc chiến mà cố gắng phản ánh mối quan tâm, góc nhìn của một phóng viên ảnh phương Tây từng tham gia tác nghiệp tại chiến trường Việt Nam đối với những đồng nghiệp.
40 bức ảnh của các phóng viên kỳ cựu Chu Chí Thành, Đoàn Công Tính, Hứa Kiểm và Mai Nam chụp tại chiến trường những năm chống Mỹ, được Patrick Chauvel chuẩn bị một thời gian dài trước khi trưng bày tại sảnh lớn Trung tâm Văn hóa Pháp. Các bức ảnh không đi sâu vào sự khốc liệt của cuộc chiến mà cố gắng phản ánh mối quan tâm, góc nhìn của một phóng viên ảnh phương Tây từng tham gia tác nghiệp tại chiến trường Việt Nam đối với những đồng nghiệp.
Nhiếp ảnh gia Patrick Chauvel chia sẻ: "40 năm qua tôi vẫn giữ ấn tượng mạnh trước những đồng nghiệp miền Bắc Việt Nam. Hồi đó điều kiện làm việc của chúng tôi rất tốt, được trang bị tối đa, được bảo vệ an toàn, nếu bị thương sẽ có trực thăng đưa về Sài Gòn ngay, cứ hai ba ngày tác nghiệp ở chiến trường lại có thể bay về Sài Gòn nghỉ ngơi. Trong khi đó, điều kiện làm việc của các phóng viên miền Bắc rất khó khăn. Họ tác nghiệp nhiều tháng trời trên chiến trường, phải đối mặt với những nguy hiểm không khác gì những người lính chiến đấu. Dù vậy, họ vẫn có được những bức ảnh rất giá trị".
Nhiếp ảnh gia Patrick Chauvel chia sẻ: "40 năm qua tôi vẫn giữ ấn tượng mạnh trước những đồng nghiệp miền Bắc Việt Nam. Hồi đó điều kiện làm việc của chúng tôi rất tốt, được trang bị tối đa, được bảo vệ an toàn, nếu bị thương sẽ có trực thăng đưa về Sài Gòn ngay, cứ hai ba ngày tác nghiệp ở chiến trường lại có thể bay về Sài Gòn nghỉ ngơi. Trong khi đó, điều kiện làm việc của các phóng viên miền Bắc rất khó khăn. Họ tác nghiệp nhiều tháng trời trên chiến trường, phải đối mặt với những nguy hiểm không khác gì những người lính chiến đấu. Dù vậy, họ vẫn có được những bức ảnh rất giá trị".
Nhiều tuổi nhất trong bốn tác giả tham gia triển lãm là nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, ngoài 80 tuổi. Ông chia sẻ: "Tại chiến trường ngày ấy, sự sống và cái chết mong manh lắm. Nhưng tận mắt chứng kiến sự dũng cảm của những người thanh niên, những người dân quân, bộ đội…, thì tôi không còn sợ gì hết. Giữa mưa bom bão đạn, chúng tôi vẫn tác nghiệp, vẫn cố gắng chụp những bức ảnh tốt nhất".
Nhiều tuổi nhất trong bốn tác giả tham gia triển lãm là nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, ngoài 80 tuổi. Ông chia sẻ: "Tại chiến trường ngày ấy, sự sống và cái chết mong manh lắm. Nhưng tận mắt chứng kiến sự dũng cảm của những người thanh niên, những người dân quân, bộ đội…, thì tôi không còn sợ gì hết. Giữa mưa bom bão đạn, chúng tôi vẫn tác nghiệp, vẫn cố gắng chụp những bức ảnh tốt nhất".
Khoảnh khắc gặp mặt sau 45 năm giữa nhân vật trong ảnh, cựu binh Đỗ Chiến Thắng, người lính vô tuyến trong nhóm xung kích tiến công vào thành cổ Quảng Trị năm 1970, và tác giả bức ảnh, nghệ sĩ Đoàn Công Tính.
Khoảnh khắc gặp mặt sau 45 năm giữa nhân vật trong ảnh, cựu binh Đỗ Chiến Thắng, người lính vô tuyến trong nhóm xung kích tiến công vào thành cổ Quảng Trị năm 1970, và tác giả bức ảnh, nghệ sĩ Đoàn Công Tính.
Khách xem bức ảnh khi lại cảnh bộ đội tranh thủ nghỉ ngơi trên đường mòn Hồ Chí Minh của tác giả Đoàn Công Tính.
Khách xem bức ảnh khi lại cảnh bộ đội tranh thủ nghỉ ngơi trên đường mòn Hồ Chí Minh của tác giả Đoàn Công Tính.
Hai vị khách nước ngoài chăm chú xem bức ảnh máy bay Mỹ đang rơi xuống cánh đồng do trúng đạn của tác giả Mai Nam.
Hai vị khách nước ngoài chăm chú xem bức ảnh máy bay Mỹ đang rơi xuống cánh đồng do trúng đạn của tác giả Mai Nam.
Hai bức ảnh về dân quân những năm chiến tranh chống Mỹ của tác giả Mai Nam.
Tác phẩm "Tìm đường" ghi lại cảnh các trinh sát miền Bắc Việt Nam tìm lối đi giữa thác ghềnh, do nhà báo Đoàn Công Tính chụp năm 1970, thu hút sự chú ý đặc biệt của những người đến xem triển lãm.
Tác phẩm "Tìm đường" ghi lại cảnh các trinh sát miền Bắc Việt Nam tìm lối đi giữa thác ghềnh, do nhà báo Đoàn Công Tính chụp năm 1970, thu hút sự chú ý đặc biệt của những người đến xem triển lãm.
Dân quân già Trần Văn Ong bắn hạ máy bay F4H ngày 16/11/1967 tại xã Đức Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) của tác giả Chu Chí Thành.
Dân quân già Trần Văn Ong bắn hạ máy bay F4H ngày 16/11/1967 tại xã Đức Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) của tác giả Chu Chí Thành.
Xe tăng bị mìn phá hủy, bộ đội tiếp tục bám đuổi kẻ thù tại Đường 9 Nam Lào, năm 1971. Ảnh của tác giả Đoàn Công Tính.
Xe tăng bị mìn phá hủy, bộ đội tiếp tục bám đuổi kẻ thù tại Đường 9 Nam Lào, năm 1971. Ảnh của tác giả Đoàn Công Tính.
Trong hầm trú ẩn, bác sĩ miền Bắc Việt Nam chăm sóc cho một chiến sĩ bị thương, ảnh của tác giả Hứa Kiểm. Theo kế hoạch, triển lãm sẽ kéo dài tới hết ngày 10/5.
Trong hầm trú ẩn, bác sĩ miền Bắc Việt Nam chăm sóc cho một chiến sĩ bị thương, ảnh của tác giả Hứa Kiểm. Theo kế hoạch, triển lãm sẽ kéo dài tới hết ngày 10/5.
Quý Đoàn