Ngày 25/9, Tây Thiên (Vĩnh Phúc) bừng lên không khí pháp hội. Hàng nghìn lá cờ Phật giáo, cờ cầu nguyện Lungta cắm dọc đường vào trục chính khu lễ hội Tây Thiên và trong khuôn viên Đại bảo tháp. Mặc trời nắng gắt, hàng nghìn người mộ đạo từ khắp nơi đổ về dự Lễ khai đàn khóa chuyên tu tích lũy một tỷ câu Chân ngôn gia trì (lời cầu nguyện nhiệm màu của Đức Phật Quan Âm) do Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa chủ trì để hồi hướng, cầu nguyện cho đất nước và toàn thể nhân dân Việt Nam được hòa bình, an lạc.
Ngày 25/9, Tây Thiên (Vĩnh Phúc) bừng lên không khí pháp hội. Hàng nghìn lá cờ Phật giáo, cờ cầu nguyện Lungta cắm dọc đường vào trục chính khu lễ hội Tây Thiên và trong khuôn viên Đại bảo tháp. Mặc trời nắng gắt, hàng nghìn người mộ đạo từ khắp nơi đổ về dự Lễ khai đàn khóa chuyên tu tích lũy một tỷ câu Chân ngôn gia trì (lời cầu nguyện nhiệm màu của Đức Phật Quan Âm) do Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa chủ trì để hồi hướng, cầu nguyện cho đất nước và toàn thể nhân dân Việt Nam được hòa bình, an lạc.
Trong tiếng tụng niệm câu chân ngôn an lành Om Mani Pad Me Hung vang dậy, Đức Pháp Vương xuất hiện với sự tháp tùng của 76 thượng tọa đại đức tăng ni Truyền thừa Drukpa.
Trong tiếng tụng niệm câu chân ngôn an lành Om Mani Pad Me Hung vang dậy, Đức Pháp Vương xuất hiện với sự tháp tùng của 76 thượng tọa đại đức tăng ni Truyền thừa Drukpa.
Mở đầu khóa lễ, Pháp Vương cùng ông Phạm Dũng, Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ và các tăng ni, Phật tử lên Đại bảo tháp khai mở Mandala - một nghi thức quan trọng mở đầu cho lễ khai đàn pháp hội. "Đây là một đại lễ lớn nhằm cầu cho nước mạnh dân giàu, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Sự hiện diện của Đức Pháp Vương, tăng đoàn truyền thừa cùng các Phật tử, người dân khắp đất nước thể hiện sự hòa quyện, gắn bó giữa đạo và đời, tình cảm quốc thế sâu đậm của người Việt với thế giới. Hy vọng mỗi người có mặt ở đây sẽ hành động xứng đáng là Phật tử gương mẫu, công dân ưu tú", ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ phật giáo phát biểu tại buổi lễ.
Mở đầu khóa lễ, Pháp Vương cùng ông Phạm Dũng, Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ và các tăng ni, Phật tử lên Đại bảo tháp khai mở Mandala - một nghi thức quan trọng mở đầu cho lễ khai đàn pháp hội. "Đây là một đại lễ lớn nhằm cầu cho nước mạnh dân giàu, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Sự hiện diện của Đức Pháp Vương, tăng đoàn truyền thừa cùng các Phật tử, người dân khắp đất nước thể hiện sự hòa quyện, gắn bó giữa đạo và đời, tình cảm quốc thế sâu đậm của người Việt với thế giới. Hy vọng mỗi người có mặt ở đây sẽ hành động xứng đáng là Phật tử gương mẫu, công dân ưu tú", ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ phật giáo phát biểu tại buổi lễ.
Đức Pháp Vương động viên người dân cùng tĩnh tâm trì niệm câu chân ngôn an lành trong thời gian diễn ra pháp hội để giúp bản thân tiêu trừ nghiệp xấu, tích lũy công đức, lan tỏa năng lượng an lành đến những người xung quanh.
Đức Pháp Vương động viên người dân cùng tĩnh tâm trì niệm câu chân ngôn an lành trong thời gian diễn ra pháp hội để giúp bản thân tiêu trừ nghiệp xấu, tích lũy công đức, lan tỏa năng lượng an lành đến những người xung quanh.
Đây là khóa trì tụng tích lũy Chân ngôn lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Khóa chuyên tu kéo dài từ ngày 25/9 đến 25/10 cũng sẽ mang lại từ trường an bình đến khắp các vùng miền trên thế giới. (cập nhật số tràng chân ngôn tại đây)
Đây là khóa trì tụng tích lũy Chân ngôn lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Khóa chuyên tu kéo dài từ ngày 25/9 đến 25/10 cũng sẽ mang lại từ trường an bình đến khắp các vùng miền trên thế giới. (cập nhật số tràng chân ngôn tại đây)
Các thành viên tăng đoàn Truyền thừa Drukpa cùng thực hiện những nghi thức của buổi lễ.
Kim cương chử - biểu tượng quan trọng của Phật giáo Kim Cương Thừa, trên sách kinh của tăng ni Drukpa.
Kim cương chử - biểu tượng quan trọng của Phật giáo Kim Cương Thừa, trên sách kinh của tăng ni Drukpa.
Nhiều Phật tử nhỏ tuổi được cha mẹ đưa đi tham gia pháp hội. Em Nguyễn Quang Minh (9 tuổi) và Vũ Bình Minh (10 tuổi) đứng chắp tay thành tâm tụng niệm. Các em cùng mẹ Trần Thị Tuyết Nhung đi từ TP Nam Định lên Tây Thiên dự pháp hội. Chị Nhung hay đưa các con đi chùa, nghe những lời dạy tốt đẹp, mong các con sau này lớn lên sống biết san sẻ, thương yêu với mọi người.
Nhiều Phật tử nhỏ tuổi được cha mẹ đưa đi tham gia pháp hội. Em Nguyễn Quang Minh (9 tuổi) và Vũ Bình Minh (10 tuổi) đứng chắp tay thành tâm tụng niệm. Các em cùng mẹ Trần Thị Tuyết Nhung đi từ TP Nam Định lên Tây Thiên dự pháp hội. Chị Nhung hay đưa các con đi chùa, nghe những lời dạy tốt đẹp, mong các con sau này lớn lên sống biết san sẻ, thương yêu với mọi người.
Lầm rầm tụng chân ngôn, chị em bà Nguyễn Thị Dự (75 tuổi) và Nguyễn Thị Hiền (80 tuổi) cùng mong cho con cháu khỏe mạnh, người người được an lạc, không còn cảnh chia cắt khổ đau. "Từng sống trong thời chiến, tôi hiểu để có được hòa bình hôm nay phải đổ máu xương của nhiều thế hệ. Chỉ mong mọi người biết trân trọng nền hòa bình ấy. Việc cầu nguyện chỉ là một phần thể hiện niềm tin vào đức Phật từ bi, quan trọng là hành động trong tâm", bà Dự nói.
Lầm rầm tụng chân ngôn, chị em bà Nguyễn Thị Dự (75 tuổi) và Nguyễn Thị Hiền (80 tuổi) cùng mong cho con cháu khỏe mạnh, người người được an lạc, không còn cảnh chia cắt khổ đau. "Từng sống trong thời chiến, tôi hiểu để có được hòa bình hôm nay phải đổ máu xương của nhiều thế hệ. Chỉ mong mọi người biết trân trọng nền hòa bình ấy. Việc cầu nguyện chỉ là một phần thể hiện niềm tin vào đức Phật từ bi, quan trọng là hành động trong tâm", bà Dự nói.
Cùng với hàng nghìn người trì tụng chân ngôn, nhiều người khác thực hiện nghi thức quay bánh xe cầu nguyện (kim luân) trong Đại bảo tháp Mandala. Theo truyền thống Kim Cương Thừa, người quay một vòng kim luân với tấm lòng thanh khiết, không có tà tâm thì nhận được từ trường an lành, năng lượng tích cực để chuyển hóa nghiệp chướng.
Cùng với hàng nghìn người trì tụng chân ngôn, nhiều người khác thực hiện nghi thức quay bánh xe cầu nguyện (kim luân) trong Đại bảo tháp Mandala. Theo truyền thống Kim Cương Thừa, người quay một vòng kim luân với tấm lòng thanh khiết, không có tà tâm thì nhận được từ trường an lành, năng lượng tích cực để chuyển hóa nghiệp chướng.
Ngồi dưới chân tượng Phật trong Đại bảo tháp Mandala, cậu bé tên Việt Nhật (5 tuổi) cầu cho cha mẹ đang ở nơi xa luôn được bình an. Em theo bà nội và đoàn Phật tử Hà Nội lên đây từ sáng sớm và sẽ ở lại đến ngày 27/9 mới về.
Ngồi dưới chân tượng Phật trong Đại bảo tháp Mandala, cậu bé tên Việt Nhật (5 tuổi) cầu cho cha mẹ đang ở nơi xa luôn được bình an. Em theo bà nội và đoàn Phật tử Hà Nội lên đây từ sáng sớm và sẽ ở lại đến ngày 27/9 mới về.
Đại bảo tháp Mandala - nơi biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ, là kết tinh của phúc lành, năng lượng. Ngày 26-27/9, tại đây sẽ diễn ra lễ an vị tượng Phật 2.000 tuổi và xá lợi cùng Lễ hội trình diễn vũ điệu Kim Cương tám hóa thân liên hoa sinh. Đây là những hoạt động nhằm biến năng lượng xấu thành năng lượng tốt.
Đại bảo tháp Mandala - nơi biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ, là kết tinh của phúc lành, năng lượng. Ngày 26-27/9, tại đây sẽ diễn ra lễ an vị tượng Phật 2.000 tuổi và xá lợi cùng Lễ hội trình diễn vũ điệu Kim Cương tám hóa thân liên hoa sinh. Đây là những hoạt động nhằm biến năng lượng xấu thành năng lượng tốt.
Quý Đoàn - Hoàng Phương