Thứ bảy, 20/4/2024
Thứ sáu, 8/8/2014, 21:11 (GMT+7)

Làng sản xuất ôtô, xe máy phục vụ rằm tháng 7

Cứ vào dịp lễ Vu Lan, làng Đông Hồ xã Song Hồ, Thuận Thành (Bắc Ninh) lại nhộn nhịp kẻ mua người bán khi có đến 90% hộ làm vàng mã.

Với quan điểm trần sao âm vậy, hàng mã được làm đủ chủng loại từ bát đĩa đến ôtô, xe máy, võng, lọng, hình nhân, nón, hài, tủ lạnh, tivi… Gắn bó với nghề này đã được 30 năm, chị Nguyễn Thị Viết (40 tuổi) cho biết hàng làm ra bán quanh năm nhưng thời điểm rằm tháng 7 là làng nhộn nhịp nhất.

Nhà anh Hùng ở gần đấy đang xuất hàng chục mặt hàng lên Hà Nội. Cả một xe đầy ôtô, lãi vài triệu, nhưng nhờ đơn hàng đặt đều nên thu nhập của gia đình anh khá ổn.

Anh Phùng Đình Thụ là người chuyên làm khung hàng mã. Một ngày anh làm được hơn chục cái với giá khoảng 15.000 đồng mỗi chiếc.

Còn gia đình anh Minh Tùng lại chuyên làm xe máy các loại. Một ngày, với 5 người, gia đình anh có thể làm 50-60 chiếc, tùy kích cỡ có giá dao động 20.000-30.000 đồng.

Mỗi chiếc ôtô này được bán với giá từ 20.000 đến 30.000 đồng.

Làm nghề này từ bé, chị Hoàng Thị Cầm (28 tuổi) thành thục với tất cả mẫu mã. Đã có chồng và 2 con, nguồn thu nhập chính của gia đình là từ là hàng mã.

Vào mùa, gia đình ông Nguyễn Ngọc Phú tập trung từ già đến trẻ làm hàng. Họ có thể sản xuất 1.000 bộ trang sức mỗi ngày. 

Ông Hà xếp hàng giao cho mối buôn. Dịp này mỗi hôm ông giao được khoảng 30 đơn hàng. Làm hàng mã quanh năm nên mặt hàng nào nhà ông cũng có.

Mặt hàng đắt đỏ nhất ở làng hàng mã vẫn là voi và ngựa. Những con to có giá từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Lái buôn lấy hàng mã từ làng Đông Hồ đem đi giao. Những ngày này nhiều cửa hàng bán vàng mã tiêu thụ mạnh nên họ phải chạy nhiều hơn.

Giang Huy