Chiều 21/2 (tức 14 tháng giêng), hàng nghìn người đổ về đền Trần (TP Nam Định, tỉnh Nam Định) dự lễ khai ấn. Trời nắng nhẹ, dịp cuối tuần khiến nhiều du khách hứng khởi.
Chiều 21/2 (tức 14 tháng giêng), hàng nghìn người đổ về đền Trần (TP Nam Định, tỉnh Nam Định) dự lễ khai ấn. Trời nắng nhẹ, dịp cuối tuần khiến nhiều du khách hứng khởi.
Dòng người chen chân, so vai... nườm nượp từ cổng vào các đền thờ chính như Thiên Trường, Cổ Trạch, Trùng Hoa. Nhiều người phải cố nâng cao mâm lễ mới lách người qua được đám đông.
Dòng người chen chân, so vai... nườm nượp từ cổng vào các đền thờ chính như Thiên Trường, Cổ Trạch, Trùng Hoa. Nhiều người phải cố nâng cao mâm lễ mới lách người qua được đám đông.
Trong gian chính đền Thiên Trường, người dân đứng chật kín. Phía ngoài, loa của ban tổ chức liên tục đưa thông tin về lễ khai ấn, nhắc nhở việc đi lễ văn minh, gửi xe đúng nơi quy định, cẩn trọng bảo quản tài sản, tránh bị móc túi.
Trong gian chính đền Thiên Trường, người dân đứng chật kín. Phía ngoài, loa của ban tổ chức liên tục đưa thông tin về lễ khai ấn, nhắc nhở việc đi lễ văn minh, gửi xe đúng nơi quy định, cẩn trọng bảo quản tài sản, tránh bị móc túi.
Nhiều người đứng vái vọng ngoài sân đền Thiên Trường. Lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi.
Nhiều người đứng vái vọng ngoài sân đền Thiên Trường. Lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi.
Vào đầu xuân, các vua Trần đều tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền. Ngày nay, lễ khai ấn đền Trần thu hút hàng chục nghìn khách thập phương, không chỉ có người làm việc trong bộ máy chính quyền mà tất cả người dân, với mong muốn cầu tài lộc, may mắn.
Vào đầu xuân, các vua Trần đều tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền. Ngày nay, lễ khai ấn đền Trần thu hút hàng chục nghìn khách thập phương, không chỉ có người làm việc trong bộ máy chính quyền mà tất cả người dân, với mong muốn cầu tài lộc, may mắn.
Các mâm lễ chất đầy bánh kẹo và không thể thiếu xôi gấc, con gà.
Đôi vợ chồng trẻ sáng nay từ Sài Gòn bay ra thăm bạn ở Hà Nội, biết đến lễ hội đền Trần liền bắt xe về đi lễ. "Tôi mong năm mới gia đình bình an, công việc thuận lợi", người chồng nói.
Đôi vợ chồng trẻ sáng nay từ Sài Gòn bay ra thăm bạn ở Hà Nội, biết đến lễ hội đền Trần liền bắt xe về đi lễ. "Tôi mong năm mới gia đình bình an, công việc thuận lợi", người chồng nói.
Tại nhà Giải Vũ, lực lượng bảo vệ kéo hàng rào sắt, chuẩn bị cho lễ phát ấn diễn ra vào 5h30 sáng 15 tháng giêng, sớm hơn 30 phút so với mọi năm.
Tại nhà Giải Vũ, lực lượng bảo vệ kéo hàng rào sắt, chuẩn bị cho lễ phát ấn diễn ra vào 5h30 sáng 15 tháng giêng, sớm hơn 30 phút so với mọi năm.
Người của ban tổ chức trang trí cho kiệu rước, hoàn thành những bước cuối cùng của khâu chuẩn bị. Vào 22h đêm nay, kiệu ấn được rước từ sân đền Cố Trạch (thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) qua cổng chính rồi vào sân đền Thiên Trường (nơi thờ các hoàng đế triều Trần) và thực hiện các nghi thức khai ấn.
Người của ban tổ chức trang trí cho kiệu rước, hoàn thành những bước cuối cùng của khâu chuẩn bị. Vào 22h đêm nay, kiệu ấn được rước từ sân đền Cố Trạch (thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) qua cổng chính rồi vào sân đền Thiên Trường (nơi thờ các hoàng đế triều Trần) và thực hiện các nghi thức khai ấn.
Người của nhà đền liên tục đi thu gọn đồ lễ và tiền lẻ khách đặt ở bàn thờ, lư hương ngoài sân đền Cố Trạch. Tiền lẻ sẽ được cho vào hòm công đức. "Khách đi lễ đền, chùa thì nên đặt tiền lẻ vào hòm công đức để tích công đức thêm dày, không nên rải tiền lung tung ở nơi thờ thánh, Phật là bất kính", người phụ nữ cho biết.
Người của nhà đền liên tục đi thu gọn đồ lễ và tiền lẻ khách đặt ở bàn thờ, lư hương ngoài sân đền Cố Trạch. Tiền lẻ sẽ được cho vào hòm công đức. "Khách đi lễ đền, chùa thì nên đặt tiền lẻ vào hòm công đức để tích công đức thêm dày, không nên rải tiền lung tung ở nơi thờ thánh, Phật là bất kính", người phụ nữ cho biết.
Phía ngoài, hơn 2.000 cảnh sát chia làm 5 vòng với 23 chốt bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra từ ngày 18 đến 23/2 (tức ngày 11 đến 16 tháng giêng năm Bính Thân) với 3 nghi lễ truyền thống là khai ấn, rước kiệu Ngọc Lộ và rước nước tế cá. Trong đó, lễ khai ấn sẽ diễn ra vào đêm 14, phát ấn sáng 15 tháng giêng. Từ ngày 16 tháng giêng, ấn được phát tại các nhà Giải Vũ cho tới khi hết.
Phía ngoài, hơn 2.000 cảnh sát chia làm 5 vòng với 23 chốt bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra từ ngày 18 đến 23/2 (tức ngày 11 đến 16 tháng giêng năm Bính Thân) với 3 nghi lễ truyền thống là khai ấn, rước kiệu Ngọc Lộ và rước nước tế cá. Trong đó, lễ khai ấn sẽ diễn ra vào đêm 14, phát ấn sáng 15 tháng giêng. Từ ngày 16 tháng giêng, ấn được phát tại các nhà Giải Vũ cho tới khi hết.
Hoàng Phương - Giang Huy