Dự án cải tạo quốc lộ 18 mở rộng đoạn Uông Bí - Hạ Long được khánh thành ngày 18/5/2014 với chiều dài 30 km, được đầu tư từ hai lên bốn làn xe cơ giới, có dải phân cách cứng ở giữa, tiêu chuẩn đường cấp ba đồng bằng, tốc độ tối đa 80 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.800 tỷ đồng do Công ty cổ phần Đại Dương đầu tư theo hình thức BOT.
Dự án cải tạo quốc lộ 18 mở rộng đoạn Uông Bí - Hạ Long được khánh thành ngày 18/5/2014 với chiều dài 30 km, được đầu tư từ hai lên bốn làn xe cơ giới, có dải phân cách cứng ở giữa, tiêu chuẩn đường cấp ba đồng bằng, tốc độ tối đa 80 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.800 tỷ đồng do Công ty cổ phần Đại Dương đầu tư theo hình thức BOT.
Tuy nhiên chưa đầy một năm, người dân đã phá bê tông phân cách để mở lối qua đường.
Tại thôn Trại Thành, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, dải phân cách được xây hai bên, ở giữa đổ đất để trồng cây nhưng vẫn bị đập bỏ, mở thành một lối đi rộng 5 m, đủ cho cả ôtô qua.
Tại thôn Trại Thành, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, dải phân cách được xây hai bên, ở giữa đổ đất để trồng cây nhưng vẫn bị đập bỏ, mở thành một lối đi rộng 5 m, đủ cho cả ôtô qua.
Tấm bê tông dùng che khe thoát nước giữa dải phân cách cũng bị tháo ra để làm lối đi cho xe đạp, xe máy.
Tấm bê tông dùng che khe thoát nước giữa dải phân cách cũng bị tháo ra để làm lối đi cho xe đạp, xe máy.
Từ km11, phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên đến phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, những khối bê tông nặng hàng tấn bị dỡ bỏ để mở lối đi.
Từ km11, phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên đến phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, những khối bê tông nặng hàng tấn bị dỡ bỏ để mở lối đi.
Một điểm giao khác, lối đi được mở rộng từ 4 đến 6 m. Chị Nguyễn Thị Lan (36 tuổi, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long) cho biết, ngày còn đường cũ thì việc sang đường, qua lại, giao lưu giữa nhà bên này đường với nhà bên kia rất thuận lợi. Tuy nhiên, từ khi có đường mới, "muốn sang nhà đối diện phải đi gần 2 km mới có điểm sang, nên người dân nghĩ ra cách mở đường để cho tiện đi lại", chị Lan nói.
Một điểm giao khác, lối đi được mở rộng từ 4 đến 6 m. Chị Nguyễn Thị Lan (36 tuổi, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long) cho biết, ngày còn đường cũ thì việc sang đường, qua lại, giao lưu giữa nhà bên này đường với nhà bên kia rất thuận lợi. Tuy nhiên, từ khi có đường mới, "muốn sang nhà đối diện phải đi gần 2 km mới có điểm sang, nên người dân nghĩ ra cách mở đường để cho tiện đi lại", chị Lan nói.
Sau khi mở đường, các khối bê tông dùng làm dải phân cách được người dân để ngổn ngang ven quốc lộ. Anh Hoàng Văn Nam, một tài xế chạy xe khách tuyến Hà Nội - Móng Cái cho biết, anh luôn cảm thấy lo lắng mỗi lần đi qua khu vực trên bởi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. "Cứ khoảng 6-7h sáng, người dân sang đường rất đông. Nhiều điểm sang đường không có biển báo, trong khi đây là tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông rất lớn", anh Nam nói.
Sau khi mở đường, các khối bê tông dùng làm dải phân cách được người dân để ngổn ngang ven quốc lộ. Anh Hoàng Văn Nam, một tài xế chạy xe khách tuyến Hà Nội - Móng Cái cho biết, anh luôn cảm thấy lo lắng mỗi lần đi qua khu vực trên bởi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. "Cứ khoảng 6-7h sáng, người dân sang đường rất đông. Nhiều điểm sang đường không có biển báo, trong khi đây là tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông rất lớn", anh Nam nói.
Gần trạm thu phí Đại Yên cũng có một lối sang đường được mở. Người dân cho biết, từ khi trạm cân lưu động đặt trước trạm thu phí, nhiều lái xe đã tận dụng lối đi mới mở, quay đầu để tránh bị kiểm tra tải trọng. "Nếu không có lối sang đường này, các xe quá tải đó bắt buộc phải chạy thẳng đến trạm cân", một người dân địa phương nói.
Gần trạm thu phí Đại Yên cũng có một lối sang đường được mở. Người dân cho biết, từ khi trạm cân lưu động đặt trước trạm thu phí, nhiều lái xe đã tận dụng lối đi mới mở, quay đầu để tránh bị kiểm tra tải trọng. "Nếu không có lối sang đường này, các xe quá tải đó bắt buộc phải chạy thẳng đến trạm cân", một người dân địa phương nói.
Không chỉ tự ý "mở đường", người dân còn tháo dỡ hàng trăm tấm chống lóa để leo bộ sang đường thuận lợi hơn. Nhiều vị trí mất liền 4-5 tấm chống lóa.
Không chỉ tự ý "mở đường", người dân còn tháo dỡ hàng trăm tấm chống lóa để leo bộ sang đường thuận lợi hơn. Nhiều vị trí mất liền 4-5 tấm chống lóa.
Ông Nguyễn Hồng Dương, Phó giám đốc Sở Giao thông Quảng Ninh cho biết, dự án cải tạo quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long vẫn trong thời gian bảo hành, nên mọi hư hỏng, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng.
Ông Nguyễn Hồng Dương, Phó giám đốc Sở Giao thông Quảng Ninh cho biết, dự án cải tạo quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long vẫn trong thời gian bảo hành, nên mọi hư hỏng, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng.
Không nằm trong tuyến đường vừa được nâng cấp, nhưng ngay trước trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh hàng chục mét tấm chống lóa cũng biến mất. Liên quan sự việc, ông Dương cho hay, Sở đã tổ chức kiểm tra và báo cho Công an tỉnh. "Còn nguyện vọng của người dân muốn mở lối đi sinh hoạt, sản xuất, chúng tôi sẽ khảo sát, tập hợp ý kiến rồi gửi báo cáo tới Ủy ban an toàn giao thông, Bộ Giao thông xem xét", ông Dương nói.
Không nằm trong tuyến đường vừa được nâng cấp, nhưng ngay trước trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh hàng chục mét tấm chống lóa cũng biến mất. Liên quan sự việc, ông Dương cho hay, Sở đã tổ chức kiểm tra và báo cho Công an tỉnh. "Còn nguyện vọng của người dân muốn mở lối đi sinh hoạt, sản xuất, chúng tôi sẽ khảo sát, tập hợp ý kiến rồi gửi báo cáo tới Ủy ban an toàn giao thông, Bộ Giao thông xem xét", ông Dương nói.
Minh Cương