Sáng 14/3, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984-1988, cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn E83 (nay là Lữ đoàn 83 công binh Hải quân) đã cùng nhau về cầu cảng của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng) tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/31988. Chiếc bàn thờ được đặt cùng danh sách 64 liệt sĩ treo hướng ra biển Đông.
Sáng 14/3, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984-1988, cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn E83 (nay là Lữ đoàn 83 công binh Hải quân) đã cùng nhau về cầu cảng của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng) tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/31988. Chiếc bàn thờ được đặt cùng danh sách 64 liệt sĩ treo hướng ra biển Đông.
Một vòng hoa lớn kết hoa hình quốc kỳ được những đồng đội đưa đến buổi lễ. Đây là lần thứ 2 lễ tưởng niệm được tổ chức tại Đà Nẵng.
Một vòng hoa lớn kết hoa hình quốc kỳ được những đồng đội đưa đến buổi lễ. Đây là lần thứ 2 lễ tưởng niệm được tổ chức tại Đà Nẵng.
Cựu binh Dương Văn Dũng, người sống sót sau khi lính Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm bãi đá Gạc Ma, đến dự lễ tưởng niệm. Trong trận Gạc Ma, riêng ở Đà Nẵng có 9 liệt sĩ.
Cựu binh Dương Văn Dũng, người sống sót sau khi lính Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm bãi đá Gạc Ma, đến dự lễ tưởng niệm. Trong trận Gạc Ma, riêng ở Đà Nẵng có 9 liệt sĩ.
Ông Dũng bị phía Trung Quốc bắt giữ cùng 8 đồng đội khác. Khi đó, giấy báo tử được gửi về gia đình, người thân lập bàn thờ ông. Hơn 1 năm sau, ông cùng đồng đội được phía Trung Quốc trả về nước qua đường ngoại giao.
Ông Dũng bị phía Trung Quốc bắt giữ cùng 8 đồng đội khác. Khi đó, giấy báo tử được gửi về gia đình, người thân lập bàn thờ ông. Hơn 1 năm sau, ông cùng đồng đội được phía Trung Quốc trả về nước qua đường ngoại giao.
Thượng tá Hoàng Văn Hoan, nguyên Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83, thay mặt ban liên lạc nhắc lại sự kiện của 27 năm trước. Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải và bộ đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ tại Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thì 4 tàu Trung Quốc xuất hiện, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở Len Đao và HQ-505 ở Cô Lin, dùng vũ lực cưỡng chiếm Gạc Ma, giết hại 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam.
Thượng tá Hoàng Văn Hoan, nguyên Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83, thay mặt ban liên lạc nhắc lại sự kiện của 27 năm trước. Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải và bộ đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ tại Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thì 4 tàu Trung Quốc xuất hiện, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở Len Đao và HQ-505 ở Cô Lin, dùng vũ lực cưỡng chiếm Gạc Ma, giết hại 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam.
Dòng người lặng lẽ thắp nén hương tưởng nhớ các liệt sĩ trong trận hải chiến. Đến nay, nhiều hài cốt của các liệt sĩ vẫn đang nằm lại lòng biển lạnh.
Dòng người lặng lẽ thắp nén hương tưởng nhớ các liệt sĩ trong trận hải chiến. Đến nay, nhiều hài cốt của các liệt sĩ vẫn đang nằm lại lòng biển lạnh.
"64 cán bộ, chiến sĩ dùng cảm chiến đấu với Trung Quốc đến hơi thở cuối cùng và vĩnh viễn không trở về đất mẹ với bao ước vọng của tuổi xuân chưa kịp thực hiện. Các anh đã hi sinh cho Tổ quốc và sẽ mãi sống trong lòng Tổ quốc, trong lòng nhân dân", lời của thượng tá Hoan khiến mọi người xúc động.
"64 cán bộ, chiến sĩ dùng cảm chiến đấu với Trung Quốc đến hơi thở cuối cùng và vĩnh viễn không trở về đất mẹ với bao ước vọng của tuổi xuân chưa kịp thực hiện. Các anh đã hi sinh cho Tổ quốc và sẽ mãi sống trong lòng Tổ quốc, trong lòng nhân dân", lời của thượng tá Hoan khiến mọi người xúc động.
Theo thượng tá Hoan, lễ tưởng niệm này nhằm ghi công những cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, góp phần giữ gìn biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay rằng chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm.
Theo thượng tá Hoan, lễ tưởng niệm này nhằm ghi công những cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, góp phần giữ gìn biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay rằng chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm.
Những cái tên đồng đội từ khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa... được mọi người dự lễ đọc tỷ mỉ. Câu chuyện về từng người vẫn được các đồng đội ghi nhớ.
Những cái tên đồng đội từ khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa... được mọi người dự lễ đọc tỷ mỉ. Câu chuyện về từng người vẫn được các đồng đội ghi nhớ.
Cựu binh Dũng (bên phải) thả vòng hoa xuống cho 64 đồng đội, rồi lặng lẽ đưa tay chào. 27 năm qua, ông Dũng luôn sống với những ký ức về đồng đội, về trận chiến.
Cựu binh Dũng (bên phải) thả vòng hoa xuống cho 64 đồng đội, rồi lặng lẽ đưa tay chào. 27 năm qua, ông Dũng luôn sống với những ký ức về đồng đội, về trận chiến.
Những người đồng đội luôn tin rằng những vòng hoa được thả xuống biển sẽ làm những liệt sĩ Gạc Ma thêm ấm lòng.
Những người đồng đội luôn tin rằng những vòng hoa được thả xuống biển sẽ làm những liệt sĩ Gạc Ma thêm ấm lòng.
3 chiếc cano chở Ban liên lạc Trường Sa tiếp tục chạy chậm quanh vòng hoa trước khi về lại đất liền.
Trước đó, sáng 13/3, tại Công viên Biển Đông - bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Kinh phí xây dựng tượng đài được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức Công đoàn và tất cả công nhân lao động trên cả nước, sau nữa huy động từ các cơ quan, đơn vị và các tấm lòng hảo tâm của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
3 chiếc cano chở Ban liên lạc Trường Sa tiếp tục chạy chậm quanh vòng hoa trước khi về lại đất liền.
Trước đó, sáng 13/3, tại Công viên Biển Đông - bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Kinh phí xây dựng tượng đài được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức Công đoàn và tất cả công nhân lao động trên cả nước, sau nữa huy động từ các cơ quan, đơn vị và các tấm lòng hảo tâm của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Nguyễn Đông