Cây đa nằm ở rìa phía đông bán đảo Sơn Trà (thuộc khu bảo tồn 63), có tán cây rộng, chu vi thân 10m, 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, tạo cảnh quan có một không hai.
Cây đa nằm ở rìa phía đông bán đảo Sơn Trà (thuộc khu bảo tồn 63), có tán cây rộng, chu vi thân 10m, 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, tạo cảnh quan có một không hai.
Cây đa được phát hiện năm 1771, các nhà khoa học xác định tuổi thọ khoảng 800 năm tuổi. Cây được nhận xét có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, thu hút nhiều du khách đến ngắm nhìn.
Cây đa được phát hiện năm 1771, các nhà khoa học xác định tuổi thọ khoảng 800 năm tuổi. Cây được nhận xét có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, thu hút nhiều du khách đến ngắm nhìn.
Được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014, cây đa cũng được cơ quan chức năng cắm biển cấm leo trèo, đục khắc lên cây. Tuy nhiên, thân cây đang hằn nhiều "vết thương".
Được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014, cây đa cũng được cơ quan chức năng cắm biển cấm leo trèo, đục khắc lên cây. Tuy nhiên, thân cây đang hằn nhiều "vết thương".
Vỏ ngoài thân cây chi chít những vết đục, khắc với nhiều nội dung khác nhau, từ khắc tên đến các ký hiệu. Vết mới chồng lên vết cũ.
Vỏ ngoài thân cây chi chít những vết đục, khắc với nhiều nội dung khác nhau, từ khắc tên đến các ký hiệu. Vết mới chồng lên vết cũ.
Rễ cây sát mặt đất là nơi phải "gánh" nhiều vết thương nhất.
Không chỉ dưới gốc, trên thân cây cách vài ba mét cũng bị khắc tên.
Một số người dùng bút xóa viết, vẽ, nhiều dấu vết còn mới.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị đang quản lý cây đa di sản này về mặt du lịch. Những vết khắc đã xuất hiện từ lâu nay. Sau khi được công nhận là cây di sản, đơn vị đã cắm các biển cảnh báo, cắt cử người nhắc nhở du khách.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị đang quản lý cây đa di sản này về mặt du lịch. Những vết khắc đã xuất hiện từ lâu nay. Sau khi được công nhận là cây di sản, đơn vị đã cắm các biển cảnh báo, cắt cử người nhắc nhở du khách.
"Tuy nhiên nhiều người ý thức kém, nên khi vắng mặt lực lượng chức năng đã cố tình khắc tên, bôi bẩn cây di sản", ông Vũ nói.
"Tuy nhiên nhiều người ý thức kém, nên khi vắng mặt lực lượng chức năng đã cố tình khắc tên, bôi bẩn cây di sản", ông Vũ nói.
Khu vực rừng có cây đa đại thụ nằm cách xa chân bán đảo Sơn Trà, lực lượng chức năng không thể túc trực thường xuyên, nên ông Vũ mong du khách đến tham quan ý thức hơn trong việc gìn giữ cây di sản.
Khu vực rừng có cây đa đại thụ nằm cách xa chân bán đảo Sơn Trà, lực lượng chức năng không thể túc trực thường xuyên, nên ông Vũ mong du khách đến tham quan ý thức hơn trong việc gìn giữ cây di sản.
Chứng kiến cảnh nhiều vết khắc chi chít trên cây, nhiều khách nước ngoài tỏ thái độ không hài lòng.
Nguyễn Đông