Sáng 2/9, hơn 1.000 vận động viên nam nữ đến từ 32 đội tham gia giải đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Cự ly mỗi vòng đua là 22 km dọc sông. Đoàn đua có đoạn đi qua nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sáng 2/9, hơn 1.000 vận động viên nam nữ đến từ 32 đội tham gia giải đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Cự ly mỗi vòng đua là 22 km dọc sông. Đoàn đua có đoạn đi qua nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đến nay, lễ hội tổ chức trên 50 lần, thu hút hơn 10.000 người con em Quảng Bình khắp nơi về cổ động.
Cổ vũ đò bơi trên bờ, ông Lê Văn Nam (xã Ngư Thuỷ) nói năm nào cũng đến dự xem thi bơi thuyền. “Đây là ngày vui trong Tết Độc lập không thể thiếu của người dân Lệ Thuỷ”, ông Nam nói.
Đến nay, lễ hội tổ chức trên 50 lần, thu hút hơn 10.000 người con em Quảng Bình khắp nơi về cổ động.
Cổ vũ đò bơi trên bờ, ông Lê Văn Nam (xã Ngư Thuỷ) nói năm nào cũng đến dự xem thi bơi thuyền. “Đây là ngày vui trong Tết Độc lập không thể thiếu của người dân Lệ Thuỷ”, ông Nam nói.
Hai bên bờ, hàng nghìn người hào hứng cổ vũ, dùng chiêng trống hò hét và mũ nón khoát nước lên các thuyền đua tiếp sức cho các vận động viên.
Hai bên bờ, hàng nghìn người hào hứng cổ vũ, dùng chiêng trống hò hét và mũ nón khoát nước lên các thuyền đua tiếp sức cho các vận động viên.
Giải bơi thuyền kết thúc sau hơn hai giờ tranh tài sôi nổi.
Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội văn hóa - thể thao cấp tỉnh vào năm 2003. Đây là hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm nét dân gian, tạo sân chơi lành mạnh cho người dân địa phương trong ngày lễ lớn của dân tộc.
Giải bơi thuyền kết thúc sau hơn hai giờ tranh tài sôi nổi.
Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội văn hóa - thể thao cấp tỉnh vào năm 2003. Đây là hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm nét dân gian, tạo sân chơi lành mạnh cho người dân địa phương trong ngày lễ lớn của dân tộc.
Tại TP Đà Nẵng, sáng 2/9, trên sông Hàn đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống tranh cup VTV8.
Giải đua quy tụ 16 đội (8 đội nam và 8 đội nữ) đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng và đại diện của tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị.
Tại TP Đà Nẵng, sáng 2/9, trên sông Hàn đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống tranh cup VTV8.
Giải đua quy tụ 16 đội (8 đội nam và 8 đội nữ) đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng và đại diện của tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị.
Mỗi đội đua có 12 người, tranh tài trên đường đua từ cọc tiêu ngang Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng (chân cầu Rồng) đến đoạn ngang cầu chữ T trước trụ sở HĐND TP.
Các đội đua nữ sẽ thi đấu hai vòng, tương đương 5 km. Trong khi các đội nam tranh tài 3 vòng tương đương quãng đường 7,5 km
Mỗi đội đua có 12 người, tranh tài trên đường đua từ cọc tiêu ngang Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng (chân cầu Rồng) đến đoạn ngang cầu chữ T trước trụ sở HĐND TP.
Các đội đua nữ sẽ thi đấu hai vòng, tương đương 5 km. Trong khi các đội nam tranh tài 3 vòng tương đương quãng đường 7,5 km
Ban tổ chức trang bị thuyền đua cho các đội.
Thuyền đua là loại thuyền rồng bằng chất liệu nhựa tổng hợp đã được sử dụng thi đấu tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI tại Đà Nẵng, và các giải quốc gia diễn ra trên địa bàn thành phố thời gian qua.
Đội giải nhất nhận cup cùng giải thường 7 triệu đồng.
Ban tổ chức trang bị thuyền đua cho các đội.
Thuyền đua là loại thuyền rồng bằng chất liệu nhựa tổng hợp đã được sử dụng thi đấu tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI tại Đà Nẵng, và các giải quốc gia diễn ra trên địa bàn thành phố thời gian qua.
Đội giải nhất nhận cup cùng giải thường 7 triệu đồng.
Ông Lê Nguyên Hồng - Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước TP Đà Nẵng, cho biết đua thuyền là lễ hội truyền thống của địa phương.
“Chúng tôi muốn giữ gìn truyền thống cha ông để lại”, ông Hồng nói và thừa nhận thời gian gần đây người dân cũng như du khách ít theo dõi đua thuyền trên sông Hàn. Ông nói thời gian tới các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng sẽ tìm cách thu hút người xem bằng chất lượng của giải đua.
Ông Lê Nguyên Hồng - Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước TP Đà Nẵng, cho biết đua thuyền là lễ hội truyền thống của địa phương.
“Chúng tôi muốn giữ gìn truyền thống cha ông để lại”, ông Hồng nói và thừa nhận thời gian gần đây người dân cũng như du khách ít theo dõi đua thuyền trên sông Hàn. Ông nói thời gian tới các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng sẽ tìm cách thu hút người xem bằng chất lượng của giải đua.
Tại cố đô Huế, sáng 2/9, hơn 200 tay chèo nam, nữ của 9 đội đua trên địa bàn tỉnh đã tham gia giải đua ghe truyền thống trên sông Hương. Theo nghi thức truyền thống, các đội sẽ tranh tài 10 độ đua để tranh giải.
Tại cố đô Huế, sáng 2/9, hơn 200 tay chèo nam, nữ của 9 đội đua trên địa bàn tỉnh đã tham gia giải đua ghe truyền thống trên sông Hương. Theo nghi thức truyền thống, các đội sẽ tranh tài 10 độ đua để tranh giải.
Các tay chèo của hai đội đua vung chèo đánh nhau trên đường về đích khiến một thuyền đua bị chìm giữa sông.
Các tay chèo của hai đội đua vung chèo đánh nhau trên đường về đích khiến một thuyền đua bị chìm giữa sông.
Đội đua đến từ xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà) giành giải nhất.
Ngày hội đua ghe truyền thống trên sông Hương đã thu hút rất đông người dân và du khách đến công viên Lý Tự Trọng để theo dõi các tay chèo tranh tài.
Ngày hội đua ghe truyền thống trên sông Hương đã thu hút rất đông người dân và du khách đến công viên Lý Tự Trọng để theo dõi các tay chèo tranh tài.
Hoàng Táo - Nguyễn Đông - Võ Thạnh