Được khởi công xây dựng từ năm 2008, con đường gốm sứ dài gần 3.950m, diện tích khoảng 7.000 m2, đang xuống cấp nghiêm trọng.
Được khởi công xây dựng từ năm 2008, con đường gốm sứ dài gần 3.950m, diện tích khoảng 7.000 m2, đang xuống cấp nghiêm trọng.
Con đường gốm sứ là một bức tranh lớn gồm 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp theo các chủ đề: tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hoà bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...
Con đường gốm sứ là một bức tranh lớn gồm 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp theo các chủ đề: tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hoà bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...
Năm 2010, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”. Trước đó, bức tranh gốm sứ ở Trung Quốc giữ kỷ lục có độ dài 200m, cao 7,47m.
Có những vết nứt trên đường Trần Khánh Dư kéo dài cả chục mét khiến cho bức tranh bị chia làm đôi.
Năm 2010, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”. Trước đó, bức tranh gốm sứ ở Trung Quốc giữ kỷ lục có độ dài 200m, cao 7,47m.
Có những vết nứt trên đường Trần Khánh Dư kéo dài cả chục mét khiến cho bức tranh bị chia làm đôi.
Trên đường Trần Quang Khải xuất hiện nhiều chỗ hư hỏng nhất, mảng gốm phía ngoài bị bong, lộ cả gạch phía trong.
Trên đường Trần Quang Khải xuất hiện nhiều chỗ hư hỏng nhất, mảng gốm phía ngoài bị bong, lộ cả gạch phía trong.
Mảng vỡ lớn ở đoạn gần cầu Chương Dương, làm bức tranh trở nên nham nhở. Theo thiết kế, các bức tranh được sáng tác cùng những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc...
Mảng vỡ lớn ở đoạn gần cầu Chương Dương, làm bức tranh trở nên nham nhở. Theo thiết kế, các bức tranh được sáng tác cùng những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc...
Tình trạng nứt và bong tróc xảy ra nhiều tại khu vực từ đầu đường Trần Khánh Dư đến cầu Long Biên.
Có những mảng tranh bị bong rộng tới nửa mét vuông, hay vết nứt dài tới 2-3m. Nhiều chỗ phủ bụi nhem nhuốc, thậm chí có nơi người dân vệ sinh bừa bãi ngay dưới chân tường.
Có những mảng tranh bị bong rộng tới nửa mét vuông, hay vết nứt dài tới 2-3m. Nhiều chỗ phủ bụi nhem nhuốc, thậm chí có nơi người dân vệ sinh bừa bãi ngay dưới chân tường.
Đoạn ngay chân cầu Long Biên đã trở thành điểm chất phế liệu của người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng khi thiết kế con đường gốm sứ, cả tác giả và đơn vị thi công mới chú tâm yếu tố thẩm mỹ mà chưa thực sự coi trọng vấn đề kỹ thuật và kết cấu, dẫn đến con đường bị xuống cấp nhanh chóng.
Nhiều ý kiến cho rằng khi thiết kế con đường gốm sứ, cả tác giả và đơn vị thi công mới chú tâm yếu tố thẩm mỹ mà chưa thực sự coi trọng vấn đề kỹ thuật và kết cấu, dẫn đến con đường bị xuống cấp nhanh chóng.
“Ngay cả khi con đường có dấu hiệu bong nứt, việc tổ chức sửa chữa một cách chắp vá, manh mún, chỗ nào bong lại gắn cũng không phải là giải pháp hay. Điều cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân sâu xa để khắc phục triệt để” - một chuyên gia ngành xây dựng phân tích.
“Ngay cả khi con đường có dấu hiệu bong nứt, việc tổ chức sửa chữa một cách chắp vá, manh mún, chỗ nào bong lại gắn cũng không phải là giải pháp hay. Điều cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân sâu xa để khắc phục triệt để” - một chuyên gia ngành xây dựng phân tích.
Giang Huy