Thứ bảy, 20/4/2024
Thứ sáu, 6/3/2015, 16:50 (GMT+7)

10 năm tham chiến của lính Mỹ ở Đà Nẵng

Một thập kỷ xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã gây ra những tổn thất xương máu cho người dân cả hai nước.

Tàu hải quân Mỹ chuẩn bị vận chuyển vũ khí, khí tài lên bãi biển Xuân Thiều, Đà Nẵng, bắt đầu cho cuộc đổ bộ sáng 8/3/1965.

Vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược, trên các tàu đổ bộ của Mỹ khi vào bãi biển Đà Nẵng.

Đoàn xe thiết giáp của quân đội Mỹ tập trung về căn cứ tại bãi biển Xuân Thiều, Đà Nẵng, ngày 8/3/1965.

Lính Mỹ di chuyển về căn cứ sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng. Những bãi cát được xe cơ giới của quân đội Việt Nam Cộng hòa  và Mỹ ủi bằng, doanh trại lính Mỹ mọc lên như nấm.

Nhiều toán lính Mỹ đổ bộ vào vùng ven Đà Nẵng bằng trực thăng. Mỹ lập các sân bay trực thăng Nước Mặn, Xuân Thiều và sân bay Đà Nẵng để phát huy sức mạnh không quân.

Lính Mỹ đào công sự sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3/1965. Trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, người dân Đà Nẵng khiến kẻ thù khiếp sợ khi đào nhiều hầm bí mật dưới bãi cát, ngay trong vòng vây của địch.

Căn cứ quân sự dã chiến của Mỹ tại Hòa Hải, Đà Nẵng. Lính Mỹ còn thiết lập căn cứ tại Hòa Cầm, bán đảo Sơn Trà, núi Phước Tường, đèo Hải Vân để bao quát vùng giải phóng của quân dân Đà Nẵng.

Trạm thu phát tín hiệu kết nối thông tin liên lạc giữa các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của tiểu đoàn truyền tin lính Mỹ số 37, đóng tại Đà Nẵng năm 1967.

Trận chiến gây tổn thất lớn cho cả người dân Việt Nam cũng như Mỹ. Trong ảnh: máy bay trực thăng vận chuyển lính Mỹ bị thương về căn cứ.

Người Mỹ bị thương được vận chuyển bằng xe quân sự.

Những chiếc quan tài của lính Mỹ tử trận được đưa bằng máy bay về nước.

Cuộc rút lui lặng lẽ của lính Mỹ tại sân bay Đà Nẵng ngày 14/3/1975.

Nguyễn Đông
(Ảnh Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)