Hôm 31/3, tin về một người mò được kỳ lân bằng đồng từ thời cổ dưới đáy sông lan truyền mạnh ở huyện Hoạt, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khiến nhiều người đổ tới khu vực này đào bới.
Hôm 31/3, tin về một người mò được kỳ lân bằng đồng từ thời cổ dưới đáy sông lan truyền mạnh ở huyện Hoạt, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khiến nhiều người đổ tới khu vực này đào bới.
Khúc sông chảy qua huyện Hoạt đang được ngăn dòng để cải tạo, lộ toàn bộ đáy. Nhiều người đã đào được đồ vật có từ thời Chiến quốc (thế kỷ 5 trước Công nguyên - năm 221 trước Công nguyên). Dân làng cho rằng đây là đồng tiền Thông Bảo thời Càn Long (1736-1795), mặt sau tiền in văn tự dân tộc Mãn.
Khúc sông chảy qua huyện Hoạt đang được ngăn dòng để cải tạo, lộ toàn bộ đáy. Nhiều người đã đào được đồ vật có từ thời Chiến quốc (thế kỷ 5 trước Công nguyên - năm 221 trước Công nguyên). Dân làng cho rằng đây là đồng tiền Thông Bảo thời Càn Long (1736-1795), mặt sau tiền in văn tự dân tộc Mãn.
Theo giới sưu tầm cổ vật Hà Nam, dưới đáy sông còn có gạch thời Minh và xương mãnh thú thời kỳ này.
Một con kỳ lân bằng đồng rất hiếm gặp, vật này được cho là có từ thời Chiến Quốc. Niên đại chính xác của nó đang được giám định.
Một con kỳ lân bằng đồng rất hiếm gặp, vật này được cho là có từ thời Chiến Quốc. Niên đại chính xác của nó đang được giám định.
Đại Vận Hà là con kênh nối liền hai miền nam bắc Trung Quốc. Cuối thời Đông Hán (23-220 sau Công nguyên), Tào Tháo cho làm nhiều công trình dẫn nước vào đây.
Đại Vận Hà là con kênh nối liền hai miền nam bắc Trung Quốc. Cuối thời Đông Hán (23-220 sau Công nguyên), Tào Tháo cho làm nhiều công trình dẫn nước vào đây.
Thời Xuân Thu (722-481 trước Công nguyên), phần Đại Vận Hà chảy qua tỉnh Hà Nam thuộc nước Vệ nên từ thời Minh (1368-1644), người ta bắt đầu gọi là sông Vệ.
Thời Xuân Thu (722-481 trước Công nguyên), phần Đại Vận Hà chảy qua tỉnh Hà Nam thuộc nước Vệ nên từ thời Minh (1368-1644), người ta bắt đầu gọi là sông Vệ.
Những đồng tiền cổ chưa xác định niên đại được người dân đào lên.
Tranh thủ lúc sông cạn nước, nhiều người mang cả máy dò kim loại tới tìm kiếm vận may. Nơi này hiện còn 9 bến cảng, 3.000 m tường thành từ thời cổ còn được bảo toàn tương đối nguyên vẹn.
Tranh thủ lúc sông cạn nước, nhiều người mang cả máy dò kim loại tới tìm kiếm vận may. Nơi này hiện còn 9 bến cảng, 3.000 m tường thành từ thời cổ còn được bảo toàn tương đối nguyên vẹn.
Một vật lạ chưa xác định được đào lên. Ước tính mỗi ngày đều có hơn 100 người đào bới dưới lòng sông.
Một vật lạ chưa xác định được đào lên. Ước tính mỗi ngày đều có hơn 100 người đào bới dưới lòng sông.
Dân làng nói đây là những đồng tiền Thông Bảo thời vua Càn Long nhà Thanh.
Văn Việt
(Ảnh: Sina)