Thứ ba, 24/9/2024
Thứ năm, 31/3/2016, 21:00 (GMT+7)

Tên lửa Liên Xô từng là tâm điểm khủng hoảng hạt nhân thế giới

Tên lửa R-12 với đầu đạn có sức hủy diệt tương đương hàng triệu tấn thuốc nổ TNT là chủ đề trọng tâm trong khủng hoảng hạt nhân Xô - Mỹ năm 1962.

Tên lửa R-12 của Liên Xô được NATO định danh bằng cái tên kỳ lạ là SS-4 Sandal, dù loại tên lửa hạt nhân này hoàn toàn không liên quan gì tới dép sandal.

Bốn ống phụt ở phần đuôi tên lửa R-12. Siêu tên lửa này bắt đầu được biên tạo trong quân đội Liên Xô từ tháng 3/1955, và được về hưu vào năm 1993.
 

Điểm yếu của loại tên lửa này là tầm bắn không lớn, chỉ khoảng 2.080 km, dùng nhiên liệu lỏng. Đầu đạn hạt nhân gắn trên R-12 có kích thước tương đương đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày nay.

Liên Xô từng dùng tàu chiến chở R-12 tới Cuba, đây được coi là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường hạt nhân Mỹ và Liên Xô khi đó từng suýt khiến thế giới bước vào một cuộc chiến tranh nguyên tử. Các nhà lãnh đạo Xô - Mỹ khi đó, dù tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh, đã thận trọng thương thảo trong bí mật và sau đó đi đến các nhượng bộ. Tên lửa được rút khỏi Cuba, tháo ngòi khủng hoảng.

Xem thêm: 13 ngày bên bờ vực hủy diệt thế giới

R-12 mang theo một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 2,3 triệu tấn thuốc nổ TNT. Khi được đặt ở Đông Âu cũ, loại tên lửa này gây áp lực rất lớn với châu Âu bởi sức hủy diệt của nó.

Hệ thống bệ phóng R-12 trên mặt đất. Loại tên lửa này có thể phóng từ ống phóng mặt đất hoặc bệ phóng.
 

Hệ thống khởi động tên lửa R-12.

Thiết kế bên trong R-12 với nhiều dây và ống nối.

Bức ảnh tư liệu ghi lại cảnh bộ đội tên lửa thuộc Hồng quân Liên Xô đang kiểm tra R-12.

Đầu đạn tên lửa R-12.

Mỗi đầu đạn tên lửa R-12 cần tới hai xe tải để vận chuyển. 

Sau khi tới nơi đặt tên lửa, hai phần của đầu đạn sẽ được ghép lại. 

Văn Việt
(Ảnh: Huanqiu)