Tiêm kích Iran trong một buổi trình diễn.
Không quân Iran vừa tổ chức đợt triển lãm trình diễn sức mạnh quân sự tại Căn cứ không quân chiến thuật số 8 nhân kỷ niệm 38 năm cuộc Cách mạng Hồi giáo của nước này, Livejournal ngày 12/2 đưa tin.
Không quân Iran vừa tổ chức đợt triển lãm trình diễn sức mạnh quân sự tại Căn cứ không quân chiến thuật số 8 nhân kỷ niệm 38 năm cuộc Cách mạng Hồi giáo của nước này, Livejournal ngày 12/2 đưa tin.
Máy bay F-14A Tomcat do Mỹ sản xuất là tiêm kích chủ lực của không quân Iran (IRIAF).
Trước khi Cách mạng Hồi giáo diễn ra vào năm 1979, Iran và Mỹ có quan hệ rất thân thiết. Iran đã nhận được 79 chiếc F-14A từ Mỹ trong hợp đồng mua 80 chiếc, trước khi quan hệ giữa hai quốc gia trở nên xấu đi. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích F-14A sơn màu vàng cát của không quân Iran chuẩn bị cất cánh.
Trước khi Cách mạng Hồi giáo diễn ra vào năm 1979, Iran và Mỹ có quan hệ rất thân thiết. Iran đã nhận được 79 chiếc F-14A từ Mỹ trong hợp đồng mua 80 chiếc, trước khi quan hệ giữa hai quốc gia trở nên xấu đi. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích F-14A sơn màu vàng cát của không quân Iran chuẩn bị cất cánh.
Hiện nước này còn 44 máy bay F-14A trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, những chiếc còn lại đã được tháo dỡ để lấy linh kiện.
Hiện nước này còn 44 máy bay F-14A trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, những chiếc còn lại đã được tháo dỡ để lấy linh kiện.
Vũ khí chính của F-14A là tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix đã hết hạn sử dụng, khiến IRIAF chỉ có thể dùng các tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và tầm ngắn AIM-9 Sidewinder. Một số chuyên gia quân sự cho rằng Iran đang nghiên cứu nâng cấp F-14A để có thể sử dụng tên lửa R-27 và R-73 của Nga.
Vũ khí chính của F-14A là tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix đã hết hạn sử dụng, khiến IRIAF chỉ có thể dùng các tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và tầm ngắn AIM-9 Sidewinder. Một số chuyên gia quân sự cho rằng Iran đang nghiên cứu nâng cấp F-14A để có thể sử dụng tên lửa R-27 và R-73 của Nga.
Không quân Iran còn sở hữu 21 tiêm kích đánh chặn Chengdu F-7M do Trung Quốc chế tạo. Đây là bản sao của máy bay MiG-21, được Trung Quốc mua bản quyền sản xuất từ Liên Xô và liên tục nâng cấp, hiện đại hóa.
Không quân Iran còn sở hữu 21 tiêm kích đánh chặn Chengdu F-7M do Trung Quốc chế tạo. Đây là bản sao của máy bay MiG-21, được Trung Quốc mua bản quyền sản xuất từ Liên Xô và liên tục nâng cấp, hiện đại hóa.
Tiêm kích F-7M và F-14A tại buổi trưng bày, cùng các loại vũ khí được trang bị trên hai máy bay.
Người dân tham quan triển lãm có cơ hội được trải nghiệm các hệ thống phòng không của Iran như Oerlikon 35 mm. Phiên bản của Iran được gọi là Samavat, trang bị kính nhìn đêm và hệ thống điều khiển hỏa lực nội địa.
Người dân tham quan triển lãm có cơ hội được trải nghiệm các hệ thống phòng không của Iran như Oerlikon 35 mm. Phiên bản của Iran được gọi là Samavat, trang bị kính nhìn đêm và hệ thống điều khiển hỏa lực nội địa.
Nước này còn sở hữu các bệ pháo phòng không ZU-23-2, bao gồm phiên bản xe kéo thông thường và bản rút gọn gắn trên ô tô. Loại pháo này có thể hạ các mục tiêu bay thấp, cũng như bộ binh và phương tiện chiến đấu mặt đất của đối phương.
Nước này còn sở hữu các bệ pháo phòng không ZU-23-2, bao gồm phiên bản xe kéo thông thường và bản rút gọn gắn trên ô tô. Loại pháo này có thể hạ các mục tiêu bay thấp, cũng như bộ binh và phương tiện chiến đấu mặt đất của đối phương.
Nhiều loại tên lửa phòng không cũng xuất hiện, trong đó có phiên bản tự chế tạo dựa trên mẫu MIM-23 Hawk do Mỹ chuyển giao trong thập niên 1960.
Nhiều loại tên lửa phòng không cũng xuất hiện, trong đó có phiên bản tự chế tạo dựa trên mẫu MIM-23 Hawk do Mỹ chuyển giao trong thập niên 1960.
Một thanh niên Iran đang cầm trên tay tên lửa phòng không vác vai Strela-3 (NATO định danh: SA-14 Gremlin).
Một thanh niên Iran đang cầm trên tay tên lửa phòng không vác vai Strela-3 (NATO định danh: SA-14 Gremlin).
Tử Quỳnh (Ảnh: IRNA)