Trong cuộc tập trận Koolendong 16 diễn ra hôm 18/8 tại căn cứ Darwin của quân đội Australia, tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ và đồng minh phải tổ chức phòng ngự giữ vững mục tiêu trong khi bị địch pháo kích dồn dập.
Theo kịch bản tập trận, những quả đạn chứa hơi cay (CS) bất ngờ được bắn vào vị trí chiến đấu của thủy quân lục chiến Mỹ để họ luyện tập phương án xử trí khi bị địch tấn công bằng vũ khí hóa học.
Trong cuộc tập trận Koolendong 16 diễn ra hôm 18/8 tại căn cứ Darwin của quân đội Australia, tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ và đồng minh phải tổ chức phòng ngự giữ vững mục tiêu trong khi bị địch pháo kích dồn dập.
Theo kịch bản tập trận, những quả đạn chứa hơi cay (CS) bất ngờ được bắn vào vị trí chiến đấu của thủy quân lục chiến Mỹ để họ luyện tập phương án xử trí khi bị địch tấn công bằng vũ khí hóa học.
Dù bị khí độc tràn vào, thủy quân lục chiến Mỹ vẫn phải giữ vững vị trí chiến đấu.
Các sĩ quan đảm bảo an toàn chăm chú theo dõi các đám khói độc để bảo vệ thủy quân lục chiến Mỹ. Trong ảnh là các sĩ quan quan sát binh sĩ của tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 tổ chức phòng ngự trong môi trường đầy khí độc.
Các sĩ quan đảm bảo an toàn chăm chú theo dõi các đám khói độc để bảo vệ thủy quân lục chiến Mỹ. Trong ảnh là các sĩ quan quan sát binh sĩ của tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 tổ chức phòng ngự trong môi trường đầy khí độc.
Dù chất độc hóa học đã bị cấm sử dụng từ sau Thế chiến I, quân đội Mỹ vẫn âm thầm tập luyện để thích nghi với loại hình tác chiến này.
Việc đeo mặt nạ phòng độc kịp thời trong chiến đấu để đảm bảo an toàn là một nhiệm vụ khó khăn. Trong ảnh, thiếu tá Chrisopher W. Simpson, chỉ huy đại đội C, tiểu đoàn 1, đang đeo mặt nạ phòng độc khi khí CS bắt đầu lan tỏa.
Dù chất độc hóa học đã bị cấm sử dụng từ sau Thế chiến I, quân đội Mỹ vẫn âm thầm tập luyện để thích nghi với loại hình tác chiến này.
Việc đeo mặt nạ phòng độc kịp thời trong chiến đấu để đảm bảo an toàn là một nhiệm vụ khó khăn. Trong ảnh, thiếu tá Chrisopher W. Simpson, chỉ huy đại đội C, tiểu đoàn 1, đang đeo mặt nạ phòng độc khi khí CS bắt đầu lan tỏa.
Dù tầm nhìn bị hạn chế và ngột ngạt bởi mặt nạ phòng độc, thủy quân lục chiến Mỹ vẫn phải khai hỏa để ngăn địch tiếp cận. Trong ảnh, các thành viên đại đội C tấn công bắn trả địch khi bị tấn công bằng khí độc.
Dù tầm nhìn bị hạn chế và ngột ngạt bởi mặt nạ phòng độc, thủy quân lục chiến Mỹ vẫn phải khai hỏa để ngăn địch tiếp cận. Trong ảnh, các thành viên đại đội C tấn công bắn trả địch khi bị tấn công bằng khí độc.
Các binh sĩ phải tận dụng thời gian quý giá kiểm tra không khí nhằm tìm ra cách tốt nhất để sống sót sau khi bị tấn công hóa học.
Các binh sĩ phải tận dụng thời gian quý giá kiểm tra không khí nhằm tìm ra cách tốt nhất để sống sót sau khi bị tấn công hóa học.
Nhân viên y tế có nhiệm vụ quan trọng là sơ cứu và di tản thương binh khi bị tấn công bằng vũ khí sinh hóa. Trong ảnh, thủy quân lục chiến luyện tập vận chuyển thương binh lên xe cứu thương trong cuộc tập trận.
Nhân viên y tế có nhiệm vụ quan trọng là sơ cứu và di tản thương binh khi bị tấn công bằng vũ khí sinh hóa. Trong ảnh, thủy quân lục chiến luyện tập vận chuyển thương binh lên xe cứu thương trong cuộc tập trận.
Trong bối cảnh lính Mỹ có thể bị tấn công bằng vũ khí sinh hóa trong chiến tranh phi đối xứng, việc huấn luyện chiến đấu trong điều kiện bị tấn công sinh học hoặc hóa học là rất quan trọng dù kịch bản này rất hiếm khi xảy ra trên thực tế. Trong ảnh, thủy quân lục chiến Mỹ thu dọn chiến trường sau khi kết thúc cuộc tập trận Koolendong 16.
Trong bối cảnh lính Mỹ có thể bị tấn công bằng vũ khí sinh hóa trong chiến tranh phi đối xứng, việc huấn luyện chiến đấu trong điều kiện bị tấn công sinh học hoặc hóa học là rất quan trọng dù kịch bản này rất hiếm khi xảy ra trên thực tế. Trong ảnh, thủy quân lục chiến Mỹ thu dọn chiến trường sau khi kết thúc cuộc tập trận Koolendong 16.
Duy Sơn (Ảnh : US Marine Corps)