Thứ ba, 19/3/2024
Thứ hai, 7/8/2017, 10:05 (GMT+7)

Căn cứ quân sự duy nhất của Nhật ở nước ngoài

Nhật Bản phát triển và duy trì một căn cứ liên hợp tại Djibouti từ năm 2011 để phục vụ chiến dịch chống cướp biển châu Phi.

Căn cứ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tại Djibouti được thành lập từ năm 2011 để phục vụ chiến dịch tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden và Biển Đỏ. Đây là căn cứ quân sự duy nhất của Nhật Bản ở nước ngoài, theo Livejournal.

JSDF bắt đầu tham gia hoạt động chống khủng bố từ ngày 30/3/2009, với việc hai máy bay chống ngầm - tuần thám biển P-3C Orion hạ cánh xuống sân bay quốc tế Djibouti-Ambouli. Lực lượng ban đầu chỉ có 100 người, bao gồm cả phi hành đoàn của hai chiếc P-3C.

Ban đầu, JSDF triển khai 50 lính bộ binh để bảo vệ trang bị và căn cứ tại Djibouti. Quân số tăng dần với sự bổ sung lực lượng từ không quân và hải quân, và hiện lên tới 600 người.

Binh sĩ Nhật tại Djibouti được xoay vòng liên tục để bảo đảm tinh thần và thể lực. Tokyo đầu tư khoảng 30 triệu USD/năm để duy trì căn cứ này.

Lính bộ binh liên tục tham gia huấn luyện để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ căn cứ trước các mối đe dọa bên ngoài.

JSDF mở rộng hoạt động, tăng cường thêm các tàu chiến để kéo dài thời gian tuần tra, cũng như bảo đảm khả năng hộ tống tàu hàng quốc tế khi đi qua vịnh Aden.

Tàu chiến Nhật neo đậu tại cảng Djibouti, cách sân bay quốc tế Djibouti–Ambouli khoảng 11 km đường bộ.

Các nữ quân nhân thường làm nhiệm vụ hậu cần, quân y và bảo đảm kỹ thuật khí tài.

Phi đội máy bay tuần thám biển P-3C hoạt động trên vịnh Aden.

Cuộc sống tại căn cứ Nhật ở Djibouti được đánh giá là rất tiện nghi, với đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ binh sĩ.

Căn cứ này giúp JSDF triển khai lực lượng nhanh chóng tới vịnh Aden, khu vực hoạt động thường xuyên của cướp biển Somalia.

Tử Quỳnh (Ảnh: Livejournal)