Lễ loại biên tàu sân bay INS Viraat.
Hải quân Ấn Độ hôm 6/3 tổ chức lễ loại biên tàu sân bay INS Viraat (R22), chấm dứt 56 năm vận hành liên tục của tàu sân bay cao tuổi nhất thế giới, Livejournal ngày 17/3 đưa tin.
Hải quân Ấn Độ hôm 6/3 tổ chức lễ loại biên tàu sân bay INS Viraat (R22), chấm dứt 56 năm vận hành liên tục của tàu sân bay cao tuổi nhất thế giới, Livejournal ngày 17/3 đưa tin.
INS Viraat là tàu sân bay lớp Centaur do Anh chế tạo, được hải quân Anh biên chế vào năm 1959 với tên gọi HMS Hermes. Tàu bị loại khỏi biên chế hải quân Anh vào năm 1984, rồi được bán lại cho hải quân Ấn Độ vào năm 1987 và đổi tên thành Viraat (Người khổng lồ).
INS Viraat là tàu sân bay lớp Centaur do Anh chế tạo, được hải quân Anh biên chế vào năm 1959 với tên gọi HMS Hermes. Tàu bị loại khỏi biên chế hải quân Anh vào năm 1984, rồi được bán lại cho hải quân Ấn Độ vào năm 1987 và đổi tên thành Viraat (Người khổng lồ).
INS Viraat đóng vai trò là soái hạm của hải quân Ấn Độ trong giai đoạn 1987-2013, cho tới khi tàu sân bay INS Vikradimatya được Nga bàn giao cho Ấn Độ.
INS Viraat đóng vai trò là soái hạm của hải quân Ấn Độ trong giai đoạn 1987-2013, cho tới khi tàu sân bay INS Vikradimatya được Nga bàn giao cho Ấn Độ.
Trong suốt 56 năm phục vụ của mình, tàu sân bay này đã thực hiện hải trình tương đương 27 vòng xung quanh Trái Đất. Đến giữa năm 2016, tàu thực hiện hành trình cuối cùng từ quân cảng Mumbai tới Kochi, sau đó được đưa lên ụ nổi để tháo bỏ vũ khí trang bị.
Trong suốt 56 năm phục vụ của mình, tàu sân bay này đã thực hiện hải trình tương đương 27 vòng xung quanh Trái Đất. Đến giữa năm 2016, tàu thực hiện hành trình cuối cùng từ quân cảng Mumbai tới Kochi, sau đó được đưa lên ụ nổi để tháo bỏ vũ khí trang bị.
Tàu dài 226 m, rộng 48 m, lượng giãn nước đầy tải 28.700 tấn, có tầm hoạt động 10.500 km và tốc độ tối đa 52 km/h. Thủy thủ đoàn gồm 1.200 người cùng 143 phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không. INS Viraat có thể chở tối đa 2.100 người.
Tàu dài 226 m, rộng 48 m, lượng giãn nước đầy tải 28.700 tấn, có tầm hoạt động 10.500 km và tốc độ tối đa 52 km/h. Thủy thủ đoàn gồm 1.200 người cùng 143 phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không. INS Viraat có thể chở tối đa 2.100 người.
Vũ khí tiến công chính của Viraat là 16 máy bay Sea Harrier FRS51, 4 trực thăng Westland Seaking Mk.42B-C, 4 trực thăng HAL Dhruv và 2 chiếc HAL Chetak.
Để tự vệ, tàu được trang bị hai ụ pháo Bofors 40 mm, 16 ống phóng tên lửa Barak và hai pháo nòng đôi AK-230.
Vũ khí tiến công chính của Viraat là 16 máy bay Sea Harrier FRS51, 4 trực thăng Westland Seaking Mk.42B-C, 4 trực thăng HAL Dhruv và 2 chiếc HAL Chetak.
Để tự vệ, tàu được trang bị hai ụ pháo Bofors 40 mm, 16 ống phóng tên lửa Barak và hai pháo nòng đôi AK-230.
Dù đã trải qua hai lần đại tu và hiện đại hóa, tuổi thọ cao của Viraat buộc hải quân Ấn Độ loại biên tàu để tiết kiệm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Dù đã trải qua hai lần đại tu và hiện đại hóa, tuổi thọ cao của Viraat buộc hải quân Ấn Độ loại biên tàu để tiết kiệm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Lá cờ hải quân Ấn Độ trên tàu được hạ xuống và trao lại cho tư lệnh lực lượng.
Các sĩ quan tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm trên boong tàu sau lễ loại biên. Hiện số phận của tàu chưa được quyết định, nó có thể được tháo dỡ để tái chế hoặc làm mục tiêu cho các đợt tập trận bắn đạn thật.
Các sĩ quan tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm trên boong tàu sau lễ loại biên. Hiện số phận của tàu chưa được quyết định, nó có thể được tháo dỡ để tái chế hoặc làm mục tiêu cho các đợt tập trận bắn đạn thật.
INS Viraat (trên) và INS Vikradimatya, hai tàu sân bay đóng vai trò soái hạm của hải quân Ấn Độ.
Tử Quỳnh (Ảnh: Livejournal)