Thứ ba, 23/4/2024
Thứ sáu, 30/5/2014, 16:43 (GMT+7)

Người Việt ở Đức vui Ngày Đàn ông

Cộng đồng người Việt đàn hát, tổ chức tiệc nướng, diện những bộ đồ bắt mắt và nâng cốc chúc mừng nhau trong Ngày Đàn ông ở Đức.

Ngày đàn ông ở Đức có 3 tên gọi khác nhau đó là Vatertag (Ngày của cha), Mannertag (Ngày đàn ông) và Herrentag (Ngày con trai). Ngày lễ này nằm sau Lễ Phục Sinh bốn mươi ngày. 
Theo truyền thuyết, khi Chúa Jesus sống lại, ngài ở cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của ngài giữa loài người trần thế. Vì vậy, ngày này còn được gọi là Lễ Thăng Thiên hoặc ngày Chúa Jesus lên trời.

Ở Đức, Ngày đàn ông được công nhận vào khoảng cuối thế kỷ 19. Vào ngày này, ở khắp các nẻo đường, phái mạnh rủ nhau đi dạo trên những chiếc xe đạp độc đáo hoặc xe ngựa. Có người đơn giản hơn chỉ cắm một cành cây hay chiếc lá trên balô của mình để tự chúc mừng.

Các quán bia luôn ở trong tình trạng đông nghẹt các đấng mày râu tụ tập. Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng tự tổ chức liên hoan để ăn mừng Ngày Đàn ông.

Tại một làng nhỏ, dân chúng quây quần trước một sân khấu ca nhạc sôi động. 

Cộng đồng người Việt ở Đức cũng "nhập quốc tùy phong". Mọi người tập trung thành từng nhóm nướng thịt, thổi kèn, diện những bộ đồ bắt mắt và nâng cao những cốc bia chúc mừng nhau. 

Cánh mày râu được các chị em phụ nữ ưu ái tặng hoa trong ngày của mình.

Các thương nhân người Việt gác lại công việc kinh doanh bận rộn thường ngày để tự thưởng cho mình những giây phút vui vẻ bên nhau.
Nhiều quốc gia như Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Indonesia… đều xem Ngày đàn ông là một ngày lễ. 

Thế Sáng