Thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu tím, hồng, xanh, đỏ hoặc nâu.
Trong ảnh, thủy triều đỏ do loài sinh vật tên Karenia brevis gây ra ở Florida, Mỹ, vào tháng 8/2014. Đợt thủy triều đỏ này diễn ra trên khu vực dài 145 km, rộng 96 km. Ảnh: Space Coast Daily.
Thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu tím, hồng, xanh, đỏ hoặc nâu.
Trong ảnh, thủy triều đỏ do loài sinh vật tên Karenia brevis gây ra ở Florida, Mỹ, vào tháng 8/2014. Đợt thủy triều đỏ này diễn ra trên khu vực dài 145 km, rộng 96 km. Ảnh: Space Coast Daily.
Khoảng 4.000 tấn cá mòi chết và thối rữa dạt vào lòng sông Queule, Chile vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Ở nhiều nơi, xác cá chất cao tới một mét. Nguyên nhân được quy cho hiện tượng thủy triều đỏ. Ảnh: The Armageddon Times.
Khoảng 4.000 tấn cá mòi chết và thối rữa dạt vào lòng sông Queule, Chile vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Ở nhiều nơi, xác cá chất cao tới một mét. Nguyên nhân được quy cho hiện tượng thủy triều đỏ. Ảnh: The Armageddon Times.
Hơn 70.000 tấn cá chết ở khu vực sông Magdalena, Columbia hôm 23/4. Nguyên nhân được cho là do mực oxy hạ xuống thấp sau bão lớn, gây thiếu dưỡng khí cho cá. Ảnh: NC Radio.
Hơn 70.000 tấn cá chết ở khu vực sông Magdalena, Columbia hôm 23/4. Nguyên nhân được cho là do mực oxy hạ xuống thấp sau bão lớn, gây thiếu dưỡng khí cho cá. Ảnh: NC Radio.
Cuối tháng trước, biển cá chết làm tắc những đường dẫn nước trên phạm vi hàng chục km ở Florida, Mỹ. Hàng trăm nghìn con cá chết hàng loạt xếp kín bãi biển, phủ khắp các phụ lưu và cửa sông thuộc hệ sinh thái Phá sông Indian của bang. Các chuyên gia cho rằng vụ việc do một số nhân tố gây ra. Những cơn mưa nặng hạt thường xuyên trút xuống khu vực do hiện tượng El Nino cuốn trôi phân bón và chất gây ô nhiễm xuống nước khiến cá chết. Ngoài ra, nhiệt độ mùa đông ấm hơn bình thường góp phần thúc đẩy quá trình tảo độc phát triển, dẫn đến thủy triều nâu, làm giảm lượng oxy trong nước. Ảnh: International Business Times.
Cuối tháng trước, biển cá chết làm tắc những đường dẫn nước trên phạm vi hàng chục km ở Florida, Mỹ. Hàng trăm nghìn con cá chết hàng loạt xếp kín bãi biển, phủ khắp các phụ lưu và cửa sông thuộc hệ sinh thái Phá sông Indian của bang. Các chuyên gia cho rằng vụ việc do một số nhân tố gây ra. Những cơn mưa nặng hạt thường xuyên trút xuống khu vực do hiện tượng El Nino cuốn trôi phân bón và chất gây ô nhiễm xuống nước khiến cá chết. Ngoài ra, nhiệt độ mùa đông ấm hơn bình thường góp phần thúc đẩy quá trình tảo độc phát triển, dẫn đến thủy triều nâu, làm giảm lượng oxy trong nước. Ảnh: International Business Times.
Vào tháng này, 65 tấn cá chết trong hồ bảo tồn Tonle Chhmar, nằm ở rìa Biển Hồ, Campuchia. Nguyên nhân được cho là do hiện tượng El Nino gây nắng nóng kéo dài. Ảnh: Phnom Penh Post.
Vào tháng này, 65 tấn cá chết trong hồ bảo tồn Tonle Chhmar, nằm ở rìa Biển Hồ, Campuchia. Nguyên nhân được cho là do hiện tượng El Nino gây nắng nóng kéo dài. Ảnh: Phnom Penh Post.
Theo Science World Report, cái chết của 829 con lợn biển ở Florida vào năm 2013 được ghi nhận là do thủy triều đỏ gây ra. Những con lợn này chết sau khi ăn cỏ biển nhiễm độc tố từ tảo. Ảnh: Reuters.
Theo Science World Report, cái chết của 829 con lợn biển ở Florida vào năm 2013 được ghi nhận là do thủy triều đỏ gây ra. Những con lợn này chết sau khi ăn cỏ biển nhiễm độc tố từ tảo. Ảnh: Reuters.
Cá mòi dầu chết hàng loạt ở vịnh Greenwich, Rhode Island, Mỹ, vào tháng 8/2013 do tảo bùng nổ, làm cạn khí oxy trong nước. Ảnh: Chris Deacutis.
Cá mòi dầu chết hàng loạt ở vịnh Greenwich, Rhode Island, Mỹ, vào tháng 8/2013 do tảo bùng nổ, làm cạn khí oxy trong nước. Ảnh: Chris Deacutis.
Tảo màu xanh lá nở ở hồ nước ngọt lớn thứ 5 của Trung Quốc tại tỉnh An Huy, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt vào tháng 5/2010. Ảnh: Anhui News.
Tảo màu xanh lá nở ở hồ nước ngọt lớn thứ 5 của Trung Quốc tại tỉnh An Huy, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt vào tháng 5/2010. Ảnh: Anhui News.
Tháng 1/2012, sông Long Giang ở Quảng Tây, Trung Quốc bị nhiễm độc chất cadmium. Theo Xinhua, vụ thải chất độc này do công ty khai thác mỏ Duyên Hà ở Hà Trì gây ra.
Ước tính hơn 40 tấn cá chết từ ngày 15/1- 2/2 trong phạm vi thành phố. Lượng cadmium bị thải ra sông được ước tính gấp 80 lần mức cho phép. Vụ nhiễm độc kéo dài hơn 100 km dọc theo sông Long Giang và chính quyền mất hai tuần để xử lý. Ảnh: China Daily.
Tháng 1/2012, sông Long Giang ở Quảng Tây, Trung Quốc bị nhiễm độc chất cadmium. Theo Xinhua, vụ thải chất độc này do công ty khai thác mỏ Duyên Hà ở Hà Trì gây ra.
Ước tính hơn 40 tấn cá chết từ ngày 15/1- 2/2 trong phạm vi thành phố. Lượng cadmium bị thải ra sông được ước tính gấp 80 lần mức cho phép. Vụ nhiễm độc kéo dài hơn 100 km dọc theo sông Long Giang và chính quyền mất hai tuần để xử lý. Ảnh: China Daily.
Tháng 7/2013, thủy triều đỏ gây ra do tảo nâu khiến 80 tấn cá chết trôi dạt vào vùng bờ biển phía nam bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Examiner.
Tháng 7/2013, thủy triều đỏ gây ra do tảo nâu khiến 80 tấn cá chết trôi dạt vào vùng bờ biển phía nam bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Examiner.
Cá chết dồn đống gần Trung tâm Giải trí Bãi biển St. Pete ở vịnh Boca Ciega, Florida, Mỹ, vào tháng 12/2015. Nguyên nhân là do thủy triều đỏ làm cá chết ngạt. Ảnh: Sun Coast News.
Cá chết dồn đống gần Trung tâm Giải trí Bãi biển St. Pete ở vịnh Boca Ciega, Florida, Mỹ, vào tháng 12/2015. Nguyên nhân là do thủy triều đỏ làm cá chết ngạt. Ảnh: Sun Coast News.
Tháng 12/2015, 36 tấn cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun, Sha Tin, Hong Kong, do thủy triều đỏ bắt nguồn từ sự nở rộ của loài tảo độc tên Karenia papilionacea, theo South China Morning Post. Ảnh: SCMP.
Tháng 12/2015, 36 tấn cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun, Sha Tin, Hong Kong, do thủy triều đỏ bắt nguồn từ sự nở rộ của loài tảo độc tên Karenia papilionacea, theo South China Morning Post. Ảnh: SCMP.
Phương Hoa