Thứ tư, 24/4/2024
Thứ sáu, 3/10/2014, 15:26 (GMT+7)

Hố tử thần trên khắp thế giới

Hoạt động khoan thăm dò ở hang ngầm chứa khí gas, sự giải phóng đột ngột khí methane dưới băng hay lũ quét được cho là nguyên nhân hình thành nhiều miệng hố khổng lồ ở nhiều nơi trên thế giới.

Hố lửa khổng lồ ở Turkmenistan, hay còn được biết đến với tên gọi "cánh cổng địa ngục". Năm 1971, các kỹ sư địa chất Liên Xô vô tình tạo ra hố lửa khi thăm dò địa hình tại sa mạc Karakum. Máy khoan thăm dò đã khoan nhầm một hang ngầm chứa khí gas ở khu vực này, khiến các kỹ sư phải đốt lửa để ngăn chặn quá trình rò rỉ khí metal độc hại. Tuy nhiên, ngọn lửa đã không được dập tắt theo như mong muốn mà tiếp tục cháy trong hơn 40 năm qua.

Tháng 5/2010, một hố tròn lớn sâu khoảng 30 m và rộng 20 m đột nhiên xuất hiện ở thành phố Guatemala và "nuốt chửng" một tòa nhà 3 tầng cùng một căn nhà khác. Các quan chức địa phương cho rằng nguyên nhân của sự hiện diện này là do mưa lớn từ bão nhiệt đới Agatha.

Tháng 12/2011, một ngôi nhà ở Waihi, New Zealand bất ngờ đổ sụp xuống một hố lớn rộng 50 m và sâu 15 m. Gia đình gồm 5 người, trong đó có 3 trẻ em, may mắn thoát chết nhưng bị thương nặng. Trong khi đó, nhà của họ rơi xuống lỗ nứt sâu, được cho là xuất hiện sau khi một hầm mỏ cũ bị sập.

Hố tử thần ở lối vào một căn nhà ở hạt Buckinghamshire, Anh .

Chiếc hố này đột nhiên xuất hiện trên đường ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, hồi tháng 8/2012. Hai người thiệt mạng và hai người khác bị thương khi sự cố xảy ra. Trong ảnh, lính cứu hỏa xuống miệng hố bằng hệ thống dây kéo để cứu hộ.

Sự nóng lên toàn cầu khiến khí methane bên dưới băng bị giải phóng đột ngột hay hố tử thần là những lời giải thích cho ba miệng hố bí ẩn ở Siberia, Nga. Ba miệng hố được phát hiện lần lượt ở khu vực bán đảo Yamal, phía bắc Nga, một vị trí cách đó không xa, và trên bán đảo Taymyr.

Chiếc hố này rộng khoảng 20 m, hình thành chỉ sau một đêm trên sân của gia đình ở Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, hồi tháng 1/2011. Zhang Fengrongcho biết ông phát hiện điều này sau khi nghe thấy âm thanh ầm ầm từ bên ngoài. Zhang cùng người thân trong gia đình thử xác định độ sâu của hố bằng cách dùng dây thừng móc sắt. Tuy nhiên, dù đã đi xuống hết chiều dài 40 m của cuộn dây, họ vẫn chưa chạm đáy.

Chiếc ôtô rơi xuống hố ở Duluth, bang Minnesota, Mỹ, hồi tháng 6/2012. Lũ quét với mưa lớn là lý giải cho sự hình thành chiếc hố này.

Có khoảng 20 chiếc hố đã xuất hiện trên những cánh đồng lúa ở huyện Fukou, thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, trong vòng 4 tháng. Theo truyền thông địa phương, điều tra của chính phủ cho thấy hoạt động khai thác mỏ trong nhiều năm đã phá hủy hệ thống nước ngầm ở khu vực này.

Linh Anh (Theo Telegraph)