Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus gây bệnh sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) xuất hiện lần đầu tiên tại Crimea năm 1944, sau đó là Congo năm 1969. Chúng lây truyền chủ yếu sang người từ bọ ve và vật nuôi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, dịch CCHF bùng phát khiến tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh lên đến 40% và hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa. Ảnh: Đại học Stanford, Mỹ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus gây bệnh sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) xuất hiện lần đầu tiên tại Crimea năm 1944, sau đó là Congo năm 1969. Chúng lây truyền chủ yếu sang người từ bọ ve và vật nuôi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, dịch CCHF bùng phát khiến tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh lên đến 40% và hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa. Ảnh: Đại học Stanford, Mỹ.
Theo báo cáo của WHO, các trường hợp nhiễm virus Ebola, hay sốt xuất huyết Ebola, lần đầu tiên xuất hiện năm 1976 tại những ngôi làng xa xôi ở Trung Phi, gần các khu rừng mưa nhiệt đới. Nhưng căn bệnh này gần đây xảy ra nhiều ở cả khu vực đô thị. Virus Ebola truyền sang người từ động vật hoang dã, sau đó lây lan nhanh chóng từ người sang người. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh, nhưng một số thử nghiệm lâm sàng đang được đánh giá, theo Mother Nature Network. Ảnh: CDC.
Theo báo cáo của WHO, các trường hợp nhiễm virus Ebola, hay sốt xuất huyết Ebola, lần đầu tiên xuất hiện năm 1976 tại những ngôi làng xa xôi ở Trung Phi, gần các khu rừng mưa nhiệt đới. Nhưng căn bệnh này gần đây xảy ra nhiều ở cả khu vực đô thị. Virus Ebola truyền sang người từ động vật hoang dã, sau đó lây lan nhanh chóng từ người sang người. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh, nhưng một số thử nghiệm lâm sàng đang được đánh giá, theo Mother Nature Network. Ảnh: CDC.
Hai lần bùng phát dịch sốt xuất huyết Marburg xảy ra ở châu Âu trong những năm 1960 do filovirus, một họ của virus Ebola, gây nên. Vật chủ tự nhiên của virus được cho là dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae. Virus truyền từ dơi sang người và lây lan qua tiếp xúc giữa người với người.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt cao, nhức đầu, đau cơ nghiêm trọng, các vấn đề tiêu hóa, hôn mê sâu và chảy máu. Khoảng 88% bệnh nhân sẽ chết trong vòng chưa đầy 10 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này. Ảnh: CDC.
Hai lần bùng phát dịch sốt xuất huyết Marburg xảy ra ở châu Âu trong những năm 1960 do filovirus, một họ của virus Ebola, gây nên. Vật chủ tự nhiên của virus được cho là dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae. Virus truyền từ dơi sang người và lây lan qua tiếp xúc giữa người với người.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt cao, nhức đầu, đau cơ nghiêm trọng, các vấn đề tiêu hóa, hôn mê sâu và chảy máu. Khoảng 88% bệnh nhân sẽ chết trong vòng chưa đầy 10 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này. Ảnh: CDC.
Theo báo cáo của WHO, khoảng 80% số người nhiễm virus Lassa không xuất hiện các triệu chứng bệnh, khiến việc phát hiện virus này gặp nhiều khó khăn. Virus Lassa có nguồn gốc từ động vật, do con người tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhiễm nước tiểu hoặc phân chuột. Virus có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người bệnh.
Người nhiễm virus Lassa thường sốt nhẹ, suy nhược cơ thể. Một số người có các triệu chứng nghiêm trọngnhư chảy máu mắt, chảy máu nướu răng và mũi, suy hô hấp, sưng mặt, điếc, gặp cơn đau dữ dội. Số người chết do nhiễm virus Lassa vào khoảng 1%. Ảnh: CDC.
Theo báo cáo của WHO, khoảng 80% số người nhiễm virus Lassa không xuất hiện các triệu chứng bệnh, khiến việc phát hiện virus này gặp nhiều khó khăn. Virus Lassa có nguồn gốc từ động vật, do con người tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhiễm nước tiểu hoặc phân chuột. Virus có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người bệnh.
Người nhiễm virus Lassa thường sốt nhẹ, suy nhược cơ thể. Một số người có các triệu chứng nghiêm trọngnhư chảy máu mắt, chảy máu nướu răng và mũi, suy hô hấp, sưng mặt, điếc, gặp cơn đau dữ dội. Số người chết do nhiễm virus Lassa vào khoảng 1%. Ảnh: CDC.
Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) và Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) do coronavirus gây nên. Đây là một họ virus gây ra các bệnh về đường hô hấp trên. Virus có thể lây truyền sang người từ lạc đà nhiễm bệnh, hoặc lây từ người sang người qua hắt hơi và ho.
Năm 2003, SARS xuất hiện tại châu Á, nhưng đợt bùng phát dịch nhanh chóng được khống chế và không có thêm trường hợp nhiễm bệnh từ năm 2004. MERS được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2012 ở Saudi Arabia, sau đó lan sang nhiều quốc gia khác. Khoảng 36% bệnh nhân mắc MERS tử vong. Hiện nay chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này. Ảnh: CDC.
Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) và Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) do coronavirus gây nên. Đây là một họ virus gây ra các bệnh về đường hô hấp trên. Virus có thể lây truyền sang người từ lạc đà nhiễm bệnh, hoặc lây từ người sang người qua hắt hơi và ho.
Năm 2003, SARS xuất hiện tại châu Á, nhưng đợt bùng phát dịch nhanh chóng được khống chế và không có thêm trường hợp nhiễm bệnh từ năm 2004. MERS được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2012 ở Saudi Arabia, sau đó lan sang nhiều quốc gia khác. Khoảng 36% bệnh nhân mắc MERS tử vong. Hiện nay chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này. Ảnh: CDC.
Virus Nipah lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1998, khi những người nuôi lợn ở Malaysia nhiễm bệnh. Hơn một triệu con lợn được mang đi tiêu hủy. Trong nhiều đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo tại Ấn Độ và Bagladesh, các nhà nghiên cứu không xác định được vật chủ truyền bệnh rõ ràng. Virus Nipah gây ra các vấn đề về đường hô hấp và rối loạn tâm thần. Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa virus Nipah. Ảnh: CDC.
Virus Nipah lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1998, khi những người nuôi lợn ở Malaysia nhiễm bệnh. Hơn một triệu con lợn được mang đi tiêu hủy. Trong nhiều đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo tại Ấn Độ và Bagladesh, các nhà nghiên cứu không xác định được vật chủ truyền bệnh rõ ràng. Virus Nipah gây ra các vấn đề về đường hô hấp và rối loạn tâm thần. Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa virus Nipah. Ảnh: CDC.
Virus Chikungunya lây lan sang người thông qua muỗi Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á. Những con côn trùng này cũng là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm. Virus Chikungunya gây sốt, đau khớp xương nghiêm trọng. Một số triệu chứng khác bao gồm: đau cơ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban. Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhưng chứng đau khớp kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Dịch bệnh do virus Chikungunya gây ra bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, châu Á, châu Âu, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Năm 2013, virus này xuất hiện lần đầu tiên ở châu Mỹ, trên các hòn đảo thuộc vùng biển Caribbe. Ảnh: Wikimedia.
Virus Chikungunya lây lan sang người thông qua muỗi Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á. Những con côn trùng này cũng là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm. Virus Chikungunya gây sốt, đau khớp xương nghiêm trọng. Một số triệu chứng khác bao gồm: đau cơ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban. Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhưng chứng đau khớp kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Dịch bệnh do virus Chikungunya gây ra bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, châu Á, châu Âu, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Năm 2013, virus này xuất hiện lần đầu tiên ở châu Mỹ, trên các hòn đảo thuộc vùng biển Caribbe. Ảnh: Wikimedia.
Bệnh sốt cao với hội chứng giảm tiểu cầu (SFTS) là một bệnh mới ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Loại virus gây bệnh này xuất hiện và lan truyền nhờ bọ ve. Các triệu chứng chính của bệnh là sốt cao, giảm lượng tiểu cầu trong máu, gây chảy máu trong các mô, bầm tím và chậm đông máu. Tỷ lệ tử vong của người mắc SFTS tại Hàn Quốc khoảng 47,2%. Hiện nay không có thuốc điều trị cũng như vaccine phòng bệnh. Ảnh: Mythrombocytopenia.
Bệnh sốt cao với hội chứng giảm tiểu cầu (SFTS) là một bệnh mới ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Loại virus gây bệnh này xuất hiện và lan truyền nhờ bọ ve. Các triệu chứng chính của bệnh là sốt cao, giảm lượng tiểu cầu trong máu, gây chảy máu trong các mô, bầm tím và chậm đông máu. Tỷ lệ tử vong của người mắc SFTS tại Hàn Quốc khoảng 47,2%. Hiện nay không có thuốc điều trị cũng như vaccine phòng bệnh. Ảnh: Mythrombocytopenia.
Virus Zika được xác định là nguyên nhân dẫn đến chứng dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Virus Zika lây lan nhờ muỗi Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á. Trung bình 5 người nhiễm virus Zika thì chỉ một người có khả năng phát triển thành bệnh. Ảnh: CDC.
Virus Zika được xác định là nguyên nhân dẫn đến chứng dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Virus Zika lây lan nhờ muỗi Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á. Trung bình 5 người nhiễm virus Zika thì chỉ một người có khả năng phát triển thành bệnh. Ảnh: CDC.
HIV (Human Immunodeficiency Virus) làm hệ miễn dịch của con người suy giảm, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cấp tính và ung thư phát triển mạnh, đe dọa mạng sống của người nhiễm virus. HIV lây nhiễm qua ba đường chính: đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Ảnh: Huffington Post.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa virus, vi khuẩn và kí sinh trùng
HIV (Human Immunodeficiency Virus) làm hệ miễn dịch của con người suy giảm, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cấp tính và ung thư phát triển mạnh, đe dọa mạng sống của người nhiễm virus. HIV lây nhiễm qua ba đường chính: đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Ảnh: Huffington Post.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa virus, vi khuẩn và kí sinh trùng
Lê Hùng