Dải phân cách giữa đường Giải Phóng, tuyến huyết mạch của thủ đô, được lắp đặt hệ thống rào bằng sắt cao hơn một mét. Theo quan sát từ đầu đường Giải Phóng đoạn giao với Ngọc Hồi đến cầu vượt Ngã Tư Vọng có đến gần chục điểm rào sắt bị bẻ cong, có đoạn mất 3-4 thanh, tạo ra lỗ hổng có thể dễ dàng chui người qua.
Dải phân cách giữa đường Giải Phóng, tuyến huyết mạch của thủ đô, được lắp đặt hệ thống rào bằng sắt cao hơn một mét. Theo quan sát từ đầu đường Giải Phóng đoạn giao với Ngọc Hồi đến cầu vượt Ngã Tư Vọng có đến gần chục điểm rào sắt bị bẻ cong, có đoạn mất 3-4 thanh, tạo ra lỗ hổng có thể dễ dàng chui người qua.
Theo lý giải của nhiều người, để đi từ bên này sang điểm đối diện bên kia đường, nhất là các bến xe buýt, người dân phải đi bộ khoảng 500 m nên họ tháo bỏ thanh sắt ở hàng rào, mở lối đi. Cán bộ, chiến sĩ của đội Cảnh sát giao thông số 14 (Công an Hà Nội), làm nhiệm vụ tại đây đã nhiều lần nhắc nhở người tham gia giao thông và kiến nghị với đơn vị quản lý đường để bịt các lỗ hổng trên hàng rào nhưng tình hình không có nhiều chuyển biến.
Theo lý giải của nhiều người, để đi từ bên này sang điểm đối diện bên kia đường, nhất là các bến xe buýt, người dân phải đi bộ khoảng 500 m nên họ tháo bỏ thanh sắt ở hàng rào, mở lối đi. Cán bộ, chiến sĩ của đội Cảnh sát giao thông số 14 (Công an Hà Nội), làm nhiệm vụ tại đây đã nhiều lần nhắc nhở người tham gia giao thông và kiến nghị với đơn vị quản lý đường để bịt các lỗ hổng trên hàng rào nhưng tình hình không có nhiều chuyển biến.
Tại đường Nguyễn Xiển, qua địa bàn quận Thanh Xuân và Thanh Trì, để rút ngắn được đoạn đường dài khoảng 700 m, người dân đã tự mở lối đi, phá thảm cây xanh và cỏ dưới đường trên cao.
Tại đường Nguyễn Xiển, qua địa bàn quận Thanh Xuân và Thanh Trì, để rút ngắn được đoạn đường dài khoảng 700 m, người dân đã tự mở lối đi, phá thảm cây xanh và cỏ dưới đường trên cao.
Những con đường này không chỉ của người đi bộ mà cả người điều khiển xe máy cũng tận dụng để tránh đường vòng. Giờ cao điểm, lượng phương tiện xuất hiện trên các lối đi này càng nhiều.
Những con đường này không chỉ của người đi bộ mà cả người điều khiển xe máy cũng tận dụng để tránh đường vòng. Giờ cao điểm, lượng phương tiện xuất hiện trên các lối đi này càng nhiều.
Dải phân cách dưới đường trên cao được trồng cỏ và hoa trang trí bị xe máy và người đi bộ phá nát.
Chiều 13/3, nhân viên của Công ty Cổ phần công trình giao thông 2, đơn vị quản lý đoạn đường đã tiến hành bịt một lối đi tự phát, khôi phục lại hiện trạng dải phân cách dưới đường trên cao.
Chiều 13/3, nhân viên của Công ty Cổ phần công trình giao thông 2, đơn vị quản lý đoạn đường đã tiến hành bịt một lối đi tự phát, khôi phục lại hiện trạng dải phân cách dưới đường trên cao.
Những tấm bê tông lớn được chèn thay vào đoạn dải phân cách bị người dân đập phá để cho xe máy đi lại.
Những tấm bê tông lớn được chèn thay vào đoạn dải phân cách bị người dân đập phá để cho xe máy đi lại.
Tuy nhiên, khi nhóm công nhân còn chưa rút khỏi hiện trường, người dân đã băng qua dải phân cách vừa được sửa chữa.
Tuy nhiên, khi nhóm công nhân còn chưa rút khỏi hiện trường, người dân đã băng qua dải phân cách vừa được sửa chữa.
Chị Nguyễn Thị Xuân, người bán nước cho biết, "người dân đã đập bỏ bê tông ở dải phân cách để mở lối đi này gần một năm nay. Từ đó tại đây có nhiều vụ tai nạn xảy ra. Cách đây khoảng một tuần, một xe máy đột ngột lao ra từ lối đi tự mở đã bị một xe ôtô đâm ngang, văng xa vài chục mét. Rất nhiều lần xe cộ trên đường phải phanh đột ngột để tránh những người sang đường từ lối đi tự mở này".
Chị Nguyễn Thị Xuân, người bán nước cho biết, "người dân đã đập bỏ bê tông ở dải phân cách để mở lối đi này gần một năm nay. Từ đó tại đây có nhiều vụ tai nạn xảy ra. Cách đây khoảng một tuần, một xe máy đột ngột lao ra từ lối đi tự mở đã bị một xe ôtô đâm ngang, văng xa vài chục mét. Rất nhiều lần xe cộ trên đường phải phanh đột ngột để tránh những người sang đường từ lối đi tự mở này".
Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Công ty Cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội cho biết, để đảm bảo an toàn cho người dân, đơn vị đã cho bịt nhiều đoạn đường tự phát, thậm chí đề nghị thanh tra và lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý người vi phạm. Tuy nhiên theo vị này, phần lớn vẫn là ý thức tự giác chấp hành giao thông của người dân. "Nếu họ không chấp hành, cứ khắc phục xong họ lại phá thì cũng khó có thể giải quyết được", ông này nhận định.
Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Công ty Cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội cho biết, để đảm bảo an toàn cho người dân, đơn vị đã cho bịt nhiều đoạn đường tự phát, thậm chí đề nghị thanh tra và lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý người vi phạm. Tuy nhiên theo vị này, phần lớn vẫn là ý thức tự giác chấp hành giao thông của người dân. "Nếu họ không chấp hành, cứ khắc phục xong họ lại phá thì cũng khó có thể giải quyết được", ông này nhận định.
Phương Sơn