Triển lãm "Chất Hà Nội" với 165 tác phẩm ảnh, thiết kế đồ họa, tranh chất liệu, phim... về chủ đề "Người và phố", đã khai mạc chiều 19/12 tại Hà Nội. Đây là những tác phẩm xuất sắc của cuộc thi cùng tên, được trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia phối hợp với ĐH Văn hóa Hà Nội tổ chức.
Triển lãm "Chất Hà Nội" với 165 tác phẩm ảnh, thiết kế đồ họa, tranh chất liệu, phim... về chủ đề "Người và phố", đã khai mạc chiều 19/12 tại Hà Nội. Đây là những tác phẩm xuất sắc của cuộc thi cùng tên, được trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia phối hợp với ĐH Văn hóa Hà Nội tổ chức.
Sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút được hơn 460 tác phẩm, thể hiện dưới nhiều hình thức: nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa, vẽ, phim ngắn... Các tác giả tham dự, không chỉ đến từ Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành. Rất đông trong số đó, không phải sinh viên khối ngành Thiết kế - Mỹ thuật mà học về An ninh, Điện lực, Tài chính...
Sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút được hơn 460 tác phẩm, thể hiện dưới nhiều hình thức: nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa, vẽ, phim ngắn... Các tác giả tham dự, không chỉ đến từ Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành. Rất đông trong số đó, không phải sinh viên khối ngành Thiết kế - Mỹ thuật mà học về An ninh, Điện lực, Tài chính...
"Chúng tôi đã phải ngỡ ngàng vì lớp trẻ yêu và có cái nhìn về Hà Nội độc đáo đến thế. Đôi khi chúng ta cứ nghĩ, chỉ người già mới đủ hiểu về Hà Nội nhưng thực tế các bạn trẻ ngày nay cũng rất hiểu về thủ đô ngàn năm văn hiến. Bằng nhiều thủ pháp, phương tiện nghệ thuật, họ đã sáng tạo một cách tinh tế tác phẩm để thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội. Đề tài được lựa chọn rất phong phú, về đời sống, môi trường, ước mơ… với nhiều cảm xúc ấn tượng”, NSND Hà Bắc, Trưởng ban giám khảo nhận xét.
"Chúng tôi đã phải ngỡ ngàng vì lớp trẻ yêu và có cái nhìn về Hà Nội độc đáo đến thế. Đôi khi chúng ta cứ nghĩ, chỉ người già mới đủ hiểu về Hà Nội nhưng thực tế các bạn trẻ ngày nay cũng rất hiểu về thủ đô ngàn năm văn hiến. Bằng nhiều thủ pháp, phương tiện nghệ thuật, họ đã sáng tạo một cách tinh tế tác phẩm để thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội. Đề tài được lựa chọn rất phong phú, về đời sống, môi trường, ước mơ… với nhiều cảm xúc ấn tượng”, NSND Hà Bắc, Trưởng ban giám khảo nhận xét.
"Hà Nội Doodle" đoạt giải nhất hạng mục vẽ và tranh chất liệu. Tác phẩm này được ban giám khảo đánh giá là "ý tưởng thú vị và tay nghề vẽ cao". Hai tác giả Nguyễn Duy Hải và Lê Đức Huy (ĐH Mỹ thuật Việt Nam) đã khắc họa lại khung cảnh người và phố thủ đô qua một bàn ăn với những món đặc trưng của Hà Nội với: phở, bánh mì, quẩy… Trên bề mặt bàn ăn đấy là những nét vẽ về góc phố, quán nhỏ ven đường, Hồ Gươm, Khuê Văn Các, trà chanh Nhà thờ… Sự tương phản giữa nét vẽ theo kiểu minh họa ở nền và thay đổi màu ở các món ăn, làm bật lên cái bình dị của một Hà Nội ngàn năm văn hiến...
"Hà Nội Doodle" đoạt giải nhất hạng mục vẽ và tranh chất liệu. Tác phẩm này được ban giám khảo đánh giá là "ý tưởng thú vị và tay nghề vẽ cao". Hai tác giả Nguyễn Duy Hải và Lê Đức Huy (ĐH Mỹ thuật Việt Nam) đã khắc họa lại khung cảnh người và phố thủ đô qua một bàn ăn với những món đặc trưng của Hà Nội với: phở, bánh mì, quẩy… Trên bề mặt bàn ăn đấy là những nét vẽ về góc phố, quán nhỏ ven đường, Hồ Gươm, Khuê Văn Các, trà chanh Nhà thờ… Sự tương phản giữa nét vẽ theo kiểu minh họa ở nền và thay đổi màu ở các món ăn, làm bật lên cái bình dị của một Hà Nội ngàn năm văn hiến...
Tác phẩm "Phố Hàng Chất" của tập thể D1409H trường Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia đoạt giải nhì hạng mục vẽ và tranh chất liệu. Họa sĩ Đỗ Hiệp (Hội Mỹ thuật Việt Nam) đã rất thích thú với thông điệp về sự thay đổi bề ngoài của Hà Nội: tầng 1 bị biến thành khu kinh doanh, hàng hiệu, những không gian bình dị, cổ xưa được dồn lên hết tầng 2 của ngôi nhà xưa. Việc sử dụng vật liệu tái chế để thể hiện tác phẩm cũng là thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường.
Tác phẩm "Phố Hàng Chất" của tập thể D1409H trường Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia đoạt giải nhì hạng mục vẽ và tranh chất liệu. Họa sĩ Đỗ Hiệp (Hội Mỹ thuật Việt Nam) đã rất thích thú với thông điệp về sự thay đổi bề ngoài của Hà Nội: tầng 1 bị biến thành khu kinh doanh, hàng hiệu, những không gian bình dị, cổ xưa được dồn lên hết tầng 2 của ngôi nhà xưa. Việc sử dụng vật liệu tái chế để thể hiện tác phẩm cũng là thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường.
Xin chữ ngày Tết trên phố ông đồ là nét văn hóa đẹp của Hà Nội, được tác giả Trần Văn Lập thể hiện qua mô hình dựng 3D.
Xin chữ ngày Tết trên phố ông đồ là nét văn hóa đẹp của Hà Nội, được tác giả Trần Văn Lập thể hiện qua mô hình dựng 3D.
"Hà Nội có thể già đi nhưng những gánh hàng rong không bao giờ cũ. Dường như chính dòng chảy của thời gian, nhịp sống hối hả đã khiến chúng ta không nhận ra hết cái đẹp và cái duyên trong nó. Những gánh hàng rong trên khắp phố phường thủ đô không chỉ tô điểm cho sự duyên dáng của Hà Nội hoa lệ mà tôn lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính với những khu phố đã nhuốm màu thời gian", tác giả Nguyễn Thị Hương chia sẻ về sản phẩm mô hình của mình.
"Hà Nội có thể già đi nhưng những gánh hàng rong không bao giờ cũ. Dường như chính dòng chảy của thời gian, nhịp sống hối hả đã khiến chúng ta không nhận ra hết cái đẹp và cái duyên trong nó. Những gánh hàng rong trên khắp phố phường thủ đô không chỉ tô điểm cho sự duyên dáng của Hà Nội hoa lệ mà tôn lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính với những khu phố đã nhuốm màu thời gian", tác giả Nguyễn Thị Hương chia sẻ về sản phẩm mô hình của mình.
Tác phẩm "Nơi góc quán" của Dương Mỹ Linh (ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giải ba thể loại vẽ và tranh chất liệu.
Tác phẩm "Nơi góc quán" của Dương Mỹ Linh (ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giải ba thể loại vẽ và tranh chất liệu.
"Nếu Hà Nội khác đi một chút và những thứ không cần thay đổi", chùm tác phẩm đoạt giải nhất hạng mục thiết kế đồ họa của Phan Thanh Tùng (trường Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia). Tác giả đã sử dụng công cụ thiết kế để chỉnh sửa những khung cảnh thực tế bộn bề, xơ xác, lộn xộn của thủ đô thành những hình mẫu trong tương lai, với những tòa nhà chọc trời, đường phố sạch đẹp, văn minh. Qua đó, tác phẩm thể hiện mong ước về một Hà Nội thay đổi tích cực trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
"Nếu Hà Nội khác đi một chút và những thứ không cần thay đổi", chùm tác phẩm đoạt giải nhất hạng mục thiết kế đồ họa của Phan Thanh Tùng (trường Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia). Tác giả đã sử dụng công cụ thiết kế để chỉnh sửa những khung cảnh thực tế bộn bề, xơ xác, lộn xộn của thủ đô thành những hình mẫu trong tương lai, với những tòa nhà chọc trời, đường phố sạch đẹp, văn minh. Qua đó, tác phẩm thể hiện mong ước về một Hà Nội thay đổi tích cực trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
"Hà Nội phố cũng như sông" là câu nói đã trở nên quen thuộc với người dân cả nước khi nhắc về tình trạng ngập úng thường xuyên của thủ đô. Tác giả Cao Trung Tiến đã thể hiện đề tài đó bằng thiết kế đồ họa vui mắt.
"Hà Nội phố cũng như sông" là câu nói đã trở nên quen thuộc với người dân cả nước khi nhắc về tình trạng ngập úng thường xuyên của thủ đô. Tác giả Cao Trung Tiến đã thể hiện đề tài đó bằng thiết kế đồ họa vui mắt.
Tác phẩm đoạt giải nhất hạng mục nhiếp ảnh thuộc về sinh viên ĐH Sân khấu điện ảnh Trần Công Thành. NSND Hà Bắc đã phải thốt lên vui sướng khi gặp nụ cười của hai thế hệ: bà già răng đen với cô gái trẻ tươi xinh, trong một khung hình đẹp về Hà Nội.
Tác phẩm đoạt giải nhất hạng mục nhiếp ảnh thuộc về sinh viên ĐH Sân khấu điện ảnh Trần Công Thành. NSND Hà Bắc đã phải thốt lên vui sướng khi gặp nụ cười của hai thế hệ: bà già răng đen với cô gái trẻ tươi xinh, trong một khung hình đẹp về Hà Nội.
Rất nhiều khán giả ở các lứa tuổi đã đến xem và dành lời khen cho triển lãm độc đáo về Hà Nội của các sinh viên. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những thành công lớn nhất của cuộc thi là tạo sân chơi cho người trẻ thể hiện tài năng sáng tạo và tình yêu của mình với quê hương đất nước, khi ngày nay, họ bị mang tiếng mắc "bệnh vô cảm".
Rất nhiều khán giả ở các lứa tuổi đã đến xem và dành lời khen cho triển lãm độc đáo về Hà Nội của các sinh viên. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những thành công lớn nhất của cuộc thi là tạo sân chơi cho người trẻ thể hiện tài năng sáng tạo và tình yêu của mình với quê hương đất nước, khi ngày nay, họ bị mang tiếng mắc "bệnh vô cảm".
Quỳnh Trang