Cảnh sinh viên leo rào vào trong hồ đá.
Sau nhiều người chết khi tắm hồ đá (phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương), từ tháng 11/2016, Trung tâm Quản lý và Phát triển khu Đô thị ĐHQG TP HCM đã cho xây dựng hàng rào kiên cố bằng thép.
Sau nhiều người chết khi tắm hồ đá (phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương), từ tháng 11/2016, Trung tâm Quản lý và Phát triển khu Đô thị ĐHQG TP HCM đã cho xây dựng hàng rào kiên cố bằng thép.
Hàng rào thép mới cao gần 2 m, nhọn đầu phía trên. Phần công trình đầu tiên được xây dựng ở phía đối diện nhà khách, khu vực nguy hiểm nhất của hồ đá, nơi sinh viên và người dân hay xuống tắm.
Hàng rào thép mới cao gần 2 m, nhọn đầu phía trên. Phần công trình đầu tiên được xây dựng ở phía đối diện nhà khách, khu vực nguy hiểm nhất của hồ đá, nơi sinh viên và người dân hay xuống tắm.
Giai đoạn đầu, đoạn rào thép đã được xây dựng xong tháng 12/2016 với chiều dài khoảng 500 m. Có hàng rào kiên cố, có đoạn bọc thép gai nhưng nhiều sinh viên vẫn tìm cách chui vào, bất chấp hồ nước sâu nguy hiểm, vách đá lởm chởm.
Giai đoạn đầu, đoạn rào thép đã được xây dựng xong tháng 12/2016 với chiều dài khoảng 500 m. Có hàng rào kiên cố, có đoạn bọc thép gai nhưng nhiều sinh viên vẫn tìm cách chui vào, bất chấp hồ nước sâu nguy hiểm, vách đá lởm chởm.
Những hàng rào sắt nhọn cao 2 m không khiến các nam sinh viên chùn bước.
Có những đoạn hàng rào thấp nên rất dễ dàng trèo vào.
Nam sinh thực hiện cú nhảy "điệu nghệ" ra khỏi hồ đá sau khi đã trèo vào ngắm cảnh.
Liều lĩnh hơn, có bạn nhảy từ độ cao 2 m với điểm tiếp đất đầy đá.
Một số đoạn hàng rào có hố đất vừa đủ một người chui vào.
"Trước kia ở đoạn hồ gần ký túc xá không có hàng rào nên sinh viên hay vào đây chụp ảnh, bắt cá, câu cá... Từ ngày làm rào kiên cố thì ít bạn vào hơn, muốn vô trong chỉ còn cách trèo. Ở đoạn này, hồ không sâu nên mình mới leo vô", bạn Nam (ĐH Khoa học & Nhân văn TP HCM) giải thích.
"Trước kia ở đoạn hồ gần ký túc xá không có hàng rào nên sinh viên hay vào đây chụp ảnh, bắt cá, câu cá... Từ ngày làm rào kiên cố thì ít bạn vào hơn, muốn vô trong chỉ còn cách trèo. Ở đoạn này, hồ không sâu nên mình mới leo vô", bạn Nam (ĐH Khoa học & Nhân văn TP HCM) giải thích.
Chiều xuống, sau khi tan học, có nhiều sinh viên ra hồ đá ngắm cảnh nhất là các ngày cuối tuần. "Mình phải trèo vào bên trong, đứng sát hồ hóng gió mới mát, hẹn hò hay tụ tập bạn bè cũng thú vị hơn", một sinh viên cho biết.
Chiều xuống, sau khi tan học, có nhiều sinh viên ra hồ đá ngắm cảnh nhất là các ngày cuối tuần. "Mình phải trèo vào bên trong, đứng sát hồ hóng gió mới mát, hẹn hò hay tụ tập bạn bè cũng thú vị hơn", một sinh viên cho biết.
Đến tối, nhiều bạn vẫn chui rào ra vào hồ đá.
Theo ông Trần Việt Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển khu Đô thị ĐHQG TP HCM, sau khi xin được kinh phí, trung tâm sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng các hàng rào bao quanh các hồ.
Sau khi xây xong, trung tâm có kế hoạch san ủi bằng mặt hồ gồ ghề, rồi đổ bêtông, trồng cây để có nơi vui chơi, giải trí cho sinh viên và người dân.
Đến tối, nhiều bạn vẫn chui rào ra vào hồ đá.
Theo ông Trần Việt Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển khu Đô thị ĐHQG TP HCM, sau khi xin được kinh phí, trung tâm sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng các hàng rào bao quanh các hồ.
Sau khi xây xong, trung tâm có kế hoạch san ủi bằng mặt hồ gồ ghề, rồi đổ bêtông, trồng cây để có nơi vui chơi, giải trí cho sinh viên và người dân.
Quỳnh Trần