Thôn Hồng Lam thuộc xã Xuân Giang (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thường được gọi là ốc đảo vì tách biệt với bên ngoài bởi dòng sông Lam. Bao bọc xung quanh là sông nước mênh mông, phương tiện duy nhất để đi vào đây là những con đò đơn sơ. Hiện thôn có khoảng 200 hộ dân, nhưng chủ yếu là trung niên và người già.
Thôn Hồng Lam thuộc xã Xuân Giang (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thường được gọi là ốc đảo vì tách biệt với bên ngoài bởi dòng sông Lam. Bao bọc xung quanh là sông nước mênh mông, phương tiện duy nhất để đi vào đây là những con đò đơn sơ. Hiện thôn có khoảng 200 hộ dân, nhưng chủ yếu là trung niên và người già.
Để phục vụ nhu cầu học tập của con em thôn Hồng Lam, huyện Nghi Xuân đã xây hai điểm trường Mầm non và Tiểu học Xuân Giang.
Để phục vụ nhu cầu học tập của con em thôn Hồng Lam, huyện Nghi Xuân đã xây hai điểm trường Mầm non và Tiểu học Xuân Giang.
Phân hiệu hai của trường Tiểu học Xuân Giang được xây dựng cách đây hơn 10 năm với 8 phòng học, một dãy nhà chức năng. Trước kia, mỗi năm còn có khoảng 15 học sinh theo học, qua thời gian thì thưa thớt dần, hiện tại chỉ còn 9 em theo học 3 khối lớp 1, 2 và 4. Nhà trường vẫn bố trí 4 giáo viên (trong đó có một Hiệu phó), hàng ngày vượt sông đến trường. Thỉnh thoảng các em nghỉ học, hoặc sang điểm trường chính để học thêm, nên cả ngôi trường chỉ có 3 học sinh và một cô giáo.
Phân hiệu hai của trường Tiểu học Xuân Giang được xây dựng cách đây hơn 10 năm với 8 phòng học, một dãy nhà chức năng. Trước kia, mỗi năm còn có khoảng 15 học sinh theo học, qua thời gian thì thưa thớt dần, hiện tại chỉ còn 9 em theo học 3 khối lớp 1, 2 và 4. Nhà trường vẫn bố trí 4 giáo viên (trong đó có một Hiệu phó), hàng ngày vượt sông đến trường. Thỉnh thoảng các em nghỉ học, hoặc sang điểm trường chính để học thêm, nên cả ngôi trường chỉ có 3 học sinh và một cô giáo.
Những học sinh theo học tại phân hiệu hai đa số là con của những gia đình khó khăn trong thôn, bố mẹ đi làm ăn xa không có điều kiện đưa đón qua sông nên đành phải ở lại. "Cũng bởi nghèo khổ, sông nước cách biệt nên thanh niên khi lớn lên thường đi vào nam lập nghiệp rồi gửi con cái về cho ông bà trông coi. Vì thế trong làng ít khi có đám cưới, khoảng 3-4 năm mới có một gia đình báo hỉ, làm vài mâm cơm mời bà con chung vui liên hoan", ông Lý, trú thôn Hồng Lam nói.
Những học sinh theo học tại phân hiệu hai đa số là con của những gia đình khó khăn trong thôn, bố mẹ đi làm ăn xa không có điều kiện đưa đón qua sông nên đành phải ở lại. "Cũng bởi nghèo khổ, sông nước cách biệt nên thanh niên khi lớn lên thường đi vào nam lập nghiệp rồi gửi con cái về cho ông bà trông coi. Vì thế trong làng ít khi có đám cưới, khoảng 3-4 năm mới có một gia đình báo hỉ, làm vài mâm cơm mời bà con chung vui liên hoan", ông Lý, trú thôn Hồng Lam nói.
Các phòng học ở phân hiệu hai trường Tiểu học Xuân Giang nhiều năm qua luôn được đóng kín.
Một số phòng nước mưa ngấm vào nên đã bị rêu bám phủ.
Vì mỗi lớp có 3 học sinh nên bàn ghế được bố trí đơn sơ, cô giáo cũng sắp xếp chỗ ngồi của mình ngay cạnh các em để tiện dạy dỗ.
Vì mỗi lớp có 3 học sinh nên bàn ghế được bố trí đơn sơ, cô giáo cũng sắp xếp chỗ ngồi của mình ngay cạnh các em để tiện dạy dỗ.
Hàng ngày đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu, các nữ giáo viên phải di chuyển nhiều km, sau đó vượt sông để vào ốc đảo dạy học. Cô Trần Thị Kim Hoa (giáo viên lớp 4) tâm sự tuy vất vả, nhưng muốn đem kiến thức truyền đạt cho học trò, để sau này các em lớn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Hàng ngày đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu, các nữ giáo viên phải di chuyển nhiều km, sau đó vượt sông để vào ốc đảo dạy học. Cô Trần Thị Kim Hoa (giáo viên lớp 4) tâm sự tuy vất vả, nhưng muốn đem kiến thức truyền đạt cho học trò, để sau này các em lớn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Khi vượt sông để vào điểm trường, mỗi cô giáo thường chuẩn bị một đôi ủng và một đôi dép. Ủng thường được dùng để đi trên thuyền, khi tới trường thì tháo ra đi dép, bên cạnh đó không thể thiếu áo phao... để đề phòng bất trắc. "Từ ngày vào công tác ở đây, có hai lần đi thuyền sóng to gió lớn, tôi chới với suýt gặp nạn", cô Hoàng Thị Thủy (giáo viên lớp 2) nói.
Khi vượt sông để vào điểm trường, mỗi cô giáo thường chuẩn bị một đôi ủng và một đôi dép. Ủng thường được dùng để đi trên thuyền, khi tới trường thì tháo ra đi dép, bên cạnh đó không thể thiếu áo phao... để đề phòng bất trắc. "Từ ngày vào công tác ở đây, có hai lần đi thuyền sóng to gió lớn, tôi chới với suýt gặp nạn", cô Hoàng Thị Thủy (giáo viên lớp 2) nói.
Một số phụ huynh tâm sự, đôi khi thấy trường học thưa thớt mỗi lớp chỉ vài học sinh cũng thấy buồn và thương các cô giáo, nhưng cũng vì hoàn cảnh, điều kiện nên không thể làm khác. Nhiều người nhìn xa xăm mong mỏi nếu như có một cây cầu bắc qua dòng sông Lam nối đất liền thì chắc làng sẽ bớt đìu hiu hơn, ngôi trường sẽ nhiều bóng trẻ thơ.
Một số phụ huynh tâm sự, đôi khi thấy trường học thưa thớt mỗi lớp chỉ vài học sinh cũng thấy buồn và thương các cô giáo, nhưng cũng vì hoàn cảnh, điều kiện nên không thể làm khác. Nhiều người nhìn xa xăm mong mỏi nếu như có một cây cầu bắc qua dòng sông Lam nối đất liền thì chắc làng sẽ bớt đìu hiu hơn, ngôi trường sẽ nhiều bóng trẻ thơ.
Khoảng 10h30, khi tan trường, học sinh cùng cô giáo mang cặp sách ra về. Vì trường thưa bóng người, không gian vui chơi hầu như hạn hẹp. Những ánh mắt thèm muốn được vui chơi với nhiều bạn bè cùng trang lứa bị ngăn cách bởi hoàn cảnh nghèo khó, sông nước cách trở.
Khoảng 10h30, khi tan trường, học sinh cùng cô giáo mang cặp sách ra về. Vì trường thưa bóng người, không gian vui chơi hầu như hạn hẹp. Những ánh mắt thèm muốn được vui chơi với nhiều bạn bè cùng trang lứa bị ngăn cách bởi hoàn cảnh nghèo khó, sông nước cách trở.
Đức Hùng