Trường THPT Pác Khuông (huyện Bình Gia, Lạng Sơn) được thành lập từ năm 2006, gồm học sinh các dân tộc Nùng, Tày và Dao đến từ 8 xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện.
Trường THPT Pác Khuông (huyện Bình Gia, Lạng Sơn) được thành lập từ năm 2006, gồm học sinh các dân tộc Nùng, Tày và Dao đến từ 8 xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện.
Kể từ khi thành lập, xung quanh trường mọc lên những lán nhỏ của học sinh tự dựng để trọ học. Toàn trường có 598 học sinh, trong đó 80% em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, hơn 90% trọ học quanh trường.
Kể từ khi thành lập, xung quanh trường mọc lên những lán nhỏ của học sinh tự dựng để trọ học. Toàn trường có 598 học sinh, trong đó 80% em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, hơn 90% trọ học quanh trường.
Em Lương Văn Tú (lớp 12A4) từ khi mới đến trường đã mượn đất của dân, nhờ người thân dựng lán bằng cây mai, cây tre. Lán nhỏ của em rộng khoảng 9 m2, trước kia có bạn đến ở cùng, bây giờ chỉ một mình em ở. Mỗi tháng em chỉ mất tiền điện vì mắc dây từ nhà dân sang, nước em đi xách trong khe dọc hoặc xin của người dân. “Nhà cách trường 8 km đường núi đất, đi bộ mất hơn một tiếng nên em lên đây mượn đất của dân dựng lán ở cho gần”, Tú tâm sự.
Em Lương Văn Tú (lớp 12A4) từ khi mới đến trường đã mượn đất của dân, nhờ người thân dựng lán bằng cây mai, cây tre. Lán nhỏ của em rộng khoảng 9 m2, trước kia có bạn đến ở cùng, bây giờ chỉ một mình em ở. Mỗi tháng em chỉ mất tiền điện vì mắc dây từ nhà dân sang, nước em đi xách trong khe dọc hoặc xin của người dân. “Nhà cách trường 8 km đường núi đất, đi bộ mất hơn một tiếng nên em lên đây mượn đất của dân dựng lán ở cho gần”, Tú tâm sự.
Nhiều em nhà cách trường gần 30 km, cuối tuần các em đạp xe hoặc đi bộ về nhà thăm gia đình và mang gạo, củi, thức ăn xuống trường.
Nhiều em nhà cách trường gần 30 km, cuối tuần các em đạp xe hoặc đi bộ về nhà thăm gia đình và mang gạo, củi, thức ăn xuống trường.
Các em ở cùng thôn hoặc là anh em họ hàng dựng chung một lán ở với nhau. Sau giờ lên lớp, các em phân công làm cơm để có thời gian nghỉ ngơi và kịp giờ học buổi chiều.
Các em ở cùng thôn hoặc là anh em họ hàng dựng chung một lán ở với nhau. Sau giờ lên lớp, các em phân công làm cơm để có thời gian nghỉ ngơi và kịp giờ học buổi chiều.
Căn lán thấp, xập xệ và nhiều chỗ hở phải quây tạm bạt, giấy bìa. “Mùa đông ở đây nhiệt độ thấp, gió lùa lạnh lắm, bọn em đắp kín chăn nằm ôm nhau mà vẫn không ngủ được. Những hôm mưa to nước cũng hắt vào ướt cả sách vở, quần áo, chúng em chỉ mong có chỗ ở ổn định để tiện sinh hoạt và có nhiều thời gian học tập”, em Đàm Thị Sao (lớp 10A6) chỉ vào những chỗ hở quanh phòng nói.
Căn lán thấp, xập xệ và nhiều chỗ hở phải quây tạm bạt, giấy bìa. “Mùa đông ở đây nhiệt độ thấp, gió lùa lạnh lắm, bọn em đắp kín chăn nằm ôm nhau mà vẫn không ngủ được. Những hôm mưa to nước cũng hắt vào ướt cả sách vở, quần áo, chúng em chỉ mong có chỗ ở ổn định để tiện sinh hoạt và có nhiều thời gian học tập”, em Đàm Thị Sao (lớp 10A6) chỉ vào những chỗ hở quanh phòng nói.
Tất cả học sinh trong trường đều thuộc diện ở khu vực đặc biệt khó khăn nên mỗi em được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng, nhận theo từng đợt. Thầy Tô Mạnh Thường, Phó hiệu trưởng trường THPT Pác Khuông cho biết, nhà trường và học sinh rất mong được đầu tư xây dựng phòng ở bán trú để các em yên tâm đến trường và thuận lợi trong công tác quản lý.
Tất cả học sinh trong trường đều thuộc diện ở khu vực đặc biệt khó khăn nên mỗi em được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng, nhận theo từng đợt. Thầy Tô Mạnh Thường, Phó hiệu trưởng trường THPT Pác Khuông cho biết, nhà trường và học sinh rất mong được đầu tư xây dựng phòng ở bán trú để các em yên tâm đến trường và thuận lợi trong công tác quản lý.
Hồng Vân