Thứ hai, 13/1/2025
Thứ tư, 30/3/2016, 10:11 (GMT+7)

Phi tần, cách cách trong triều đại phong kiến Trung Hoa cuối cùng

Triều đại nhà Thanh ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa phong kiến có một phi tần ly hôn với hoàng đế và một công chúa trở thành gián điệp của quân đội Nhật.

Theo Guancha, trong hậu cung nhà Thanh (1616-1912), từ hoàng hậu tới các cung nữ đều là những người được tuyển chọn kỹ càng. Từ đời Thuận Trị (1638-1661) tới Quang Tự  (1875-1908), 9 đời vua có tổng cộng hơn 80 lần tuyển chọn tú nữ, và cứ ba năm một lần. Ngoài mục đích bổ sung nữ giới chốn hậu cung, những đợt tuyển này còn nhằm ép họ kết hôn với con cháu hoàng thất. 
Hình ảnh thực của Cẩn Phi (1873 – 1924), phi tần của hoàng đế Quang Tự triều Thanh.

Hàng trên từ trái sang, Cẩn Phi, Từ Hy thái hậu, Long Dụ hoàng hậu, đều là những người phụ nữ thời vua Quang Tự triều Thanh.

Long Dụ hoàng hậu sức khỏe yếu ớt, không xinh đẹp, lưng lại bị gù. Cuộc hôn nhân giữa bà và vua Quang Tự là cuộc hôn nhân chính trị. Từ Hy thái hậu ép Quang Tự, con của em gái, lấy Long Dụ, con của em trai, nhằm mục đích thao túng vương quyền.

Trân Phi (1876 – 1900), ái phi của hoàng đế Quang Tự.

Dung nhan của hoàng hậu Uyển Dung (1906-1946), vợ hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, Phổ Nghi (1906-1967).

Văn Tú (1909-1953), thục phi của hoàng đế Phổ Nghi. Sau này, bà ly hôn với vua, trở thành người phụ nữ duy nhất ly hôn với hoàng đế trong lịch sử Trung Hoa.

Mỹ nhân Ái Tân Giác La Hằng Phức, cách cách hay người con gái thứ năm của phủ Lãng Bối Lặc (1864-1922), tức Ái Tân Giác La Dục Lãng.

Ái Tân Giác La Hiển Vương (1906-1948), cách cách thứ mười bốn của Túc thân vương (1866-1922), nữ gián điệp nổi tiếng của quân đội Nhật vào Thế chiến II (1939-1945).

Cách cách Hoàn Nhan Lập Đồng Kí (1913-2003), được mệnh danh là cách cách đẹp nhất triều Thanh. Nàng là cháu ngoại của Ái Tân Giác La Dục Lãng.

Hải Yến (Ảnh: Guancha)