Năm 2004, một chiếc thuyền chở những người châu Phi bị lật trên biển thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha, khiến 9 người bị chết đuối. Hai trong 29 người sống sót là Isa và Ibrahim, đến từ Mali, được tàu tuần tra của cảnh sát Tây Ban Nha vớt lên. Nhiếp ảnh gia Juan Medina đã chụp lại khoảnh khắc này và bức ảnh giúp anh chiến thắng giải thưởng Báo chí Thế giới danh giá vào năm sau đó. Ảnh: Reuters
Năm 2004, một chiếc thuyền chở những người châu Phi bị lật trên biển thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha, khiến 9 người bị chết đuối. Hai trong 29 người sống sót là Isa và Ibrahim, đến từ Mali, được tàu tuần tra của cảnh sát Tây Ban Nha vớt lên. Nhiếp ảnh gia Juan Medina đã chụp lại khoảnh khắc này và bức ảnh giúp anh chiến thắng giải thưởng Báo chí Thế giới danh giá vào năm sau đó. Ảnh: Reuters
Quần đảo Canary vẫn là một trong những điểm đến chính của người di cư châu Phi hai năm sau. Sau hành trình nguy hiểm dài 1.000 km băng Đại Tây Dương, nhiều người lâm vào tình trạng chết đói và mất nước.
Bức ảnh này được chụp khi những vị khách du lịch trên bãi biển La Tejita đang cố gắng giúp đỡ một cậu bé người châu Phi và cũng giúp nhiếp ảnh gia Arturo Rodriguez giành giải Báo chí Thế giới năm 2007. Ảnh: AP
Quần đảo Canary vẫn là một trong những điểm đến chính của người di cư châu Phi hai năm sau. Sau hành trình nguy hiểm dài 1.000 km băng Đại Tây Dương, nhiều người lâm vào tình trạng chết đói và mất nước.
Bức ảnh này được chụp khi những vị khách du lịch trên bãi biển La Tejita đang cố gắng giúp đỡ một cậu bé người châu Phi và cũng giúp nhiếp ảnh gia Arturo Rodriguez giành giải Báo chí Thế giới năm 2007. Ảnh: AP
Nhiếp ảnh gia Massimo Sestini chụp bức ảnh này từ một trực thăng hải quân Italy năm ngoái tại vùng biển giữa nước này và Libya. Nó y hệt một bức mà anh đã chụp trong hoàn cảnh tương tự một năm trước.
Bức ảnh mới cho thấy mọi chuyện không có gì thay đổi. 500 người đã trải qua 5 ngày đêm chen chúc trên tàu để đến Italy. Bức ảnh giành giải Báo chí Thế giới đầu năm nay. Ảnh: Eyevine
Nhiếp ảnh gia Massimo Sestini chụp bức ảnh này từ một trực thăng hải quân Italy năm ngoái tại vùng biển giữa nước này và Libya. Nó y hệt một bức mà anh đã chụp trong hoàn cảnh tương tự một năm trước.
Bức ảnh mới cho thấy mọi chuyện không có gì thay đổi. 500 người đã trải qua 5 ngày đêm chen chúc trên tàu để đến Italy. Bức ảnh giành giải Báo chí Thế giới đầu năm nay. Ảnh: Eyevine
Hai lãnh địa của Tây Ban Nha bên bờ Địa Trung Hải là Ceuta và Melilla luôn thu hút những người muốn nhập cư châu Âu. Trong ảnh, một số người giàu có đang chơi golf trong khi phía sau họ là những người di cư và một cảnh sát đang ngồi trên hàng rào. Ảnh: Reuters
Hai lãnh địa của Tây Ban Nha bên bờ Địa Trung Hải là Ceuta và Melilla luôn thu hút những người muốn nhập cư châu Âu. Trong ảnh, một số người giàu có đang chơi golf trong khi phía sau họ là những người di cư và một cảnh sát đang ngồi trên hàng rào. Ảnh: Reuters
Hồi tháng 4, một chiếc thuyền gỗ chở những người Syria và Eritrea đâm phải đá và bị đắm gần bờ biển đảo Rhodes, Hy Lạp. Antonis Deligiorgis, một người lính đang ngồi ở bãi biển cùng vợ, đã lao tới và một mình cứu sống 20 trong số 93 nạn nhân.
Bên trái bức ảnh là Wegasi Nebiat, 24 tuổi, một phụ nữ người Eritrea, đang được Deligiorgis kéo lên bờ. Một người phụ nữ khác đang mang thai cũng được anh cứu sống và đã sinh con tại bệnh viện đa khoa Rhodes. Cô nói cô sẽ đặt tên con theo tên Antonis Deligiorgis, người đã cứu mạng hai mẹ con cô. Ảnh: AP
Hồi tháng 4, một chiếc thuyền gỗ chở những người Syria và Eritrea đâm phải đá và bị đắm gần bờ biển đảo Rhodes, Hy Lạp. Antonis Deligiorgis, một người lính đang ngồi ở bãi biển cùng vợ, đã lao tới và một mình cứu sống 20 trong số 93 nạn nhân.
Bên trái bức ảnh là Wegasi Nebiat, 24 tuổi, một phụ nữ người Eritrea, đang được Deligiorgis kéo lên bờ. Một người phụ nữ khác đang mang thai cũng được anh cứu sống và đã sinh con tại bệnh viện đa khoa Rhodes. Cô nói cô sẽ đặt tên con theo tên Antonis Deligiorgis, người đã cứu mạng hai mẹ con cô. Ảnh: AP
Khi Macedonia đóng cửa biên giới với người di cư vào tháng trước sau khi tuyên bố tình trạng báo động, hàng nghìn người đã phải qua đêm ở vùng đất không một bóng người. Sáng hôm sau, họ cố gắng vượt qua hàng rào, khiến cảnh sát buộc phải sử dụng lựu đạn gây choáng để trấn áp. Ảnh: AP
Khi Macedonia đóng cửa biên giới với người di cư vào tháng trước sau khi tuyên bố tình trạng báo động, hàng nghìn người đã phải qua đêm ở vùng đất không một bóng người. Sáng hôm sau, họ cố gắng vượt qua hàng rào, khiến cảnh sát buộc phải sử dụng lựu đạn gây choáng để trấn áp. Ảnh: AP
Những người di cư nhìn ra biển mênh mông khi họ đang lên tàu Siem Pilot của Na Uy, ngày 2/9. Con tàu này đang đưa hàng trăm người di cư được giải cứu ở khu vực biển Địa Trung Hải tới cảng Cagliari, Italy. Ảnh: AP
Những người di cư nhìn ra biển mênh mông khi họ đang lên tàu Siem Pilot của Na Uy, ngày 2/9. Con tàu này đang đưa hàng trăm người di cư được giải cứu ở khu vực biển Địa Trung Hải tới cảng Cagliari, Italy. Ảnh: AP
Những người di cư đi qua Djibouti, trên Vịnh Aden, tiết kiệm tiền bằng cách mua một thẻ SIM từ chợ đen của nước láng giềng Somalia. Nhiếp ảnh gia John Stanmeyer gặp một nhóm trong số họ đứng trên bờ biển bắt sóng điện thoại chập chờn. Bức ảnh đoạt giải Báo chí Thế giới năm ngoái. Ảnh: National Geographic
Những người di cư đi qua Djibouti, trên Vịnh Aden, tiết kiệm tiền bằng cách mua một thẻ SIM từ chợ đen của nước láng giềng Somalia. Nhiếp ảnh gia John Stanmeyer gặp một nhóm trong số họ đứng trên bờ biển bắt sóng điện thoại chập chờn. Bức ảnh đoạt giải Báo chí Thế giới năm ngoái. Ảnh: National Geographic
Laith Majid, một ông bố người Syria, đang ôm con trai và con gái vào lòng, sau chuyến đi từ Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Kos, Hy Lạp trên một chiếc thuyền hơi bị thủng. Tác giả bức ảnh, Daniel Etter, chia sẻ: "Tôi có thể thấy nỗi đau mà quốc gia đó phải gánh chịu trên gương mặt của người bố. Họ khóc vì họ cuối cùng cũng đã tới nơi một cách an toàn, điều này thực sự làm tôi bị ám ảnh". Ảnh: NY Times
Laith Majid, một ông bố người Syria, đang ôm con trai và con gái vào lòng, sau chuyến đi từ Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Kos, Hy Lạp trên một chiếc thuyền hơi bị thủng. Tác giả bức ảnh, Daniel Etter, chia sẻ: "Tôi có thể thấy nỗi đau mà quốc gia đó phải gánh chịu trên gương mặt của người bố. Họ khóc vì họ cuối cùng cũng đã tới nơi một cách an toàn, điều này thực sự làm tôi bị ám ảnh". Ảnh: NY Times
Duyên Nguyễn