Từ lâu, "cáp đu" trở thành phương tiện xuống núi, qua sông của nhiều người Trung Quốc sống ở Vân Nam, Quý Châu và những nơi đồi núi hiểm trở. Tại đây người dân không đủ tiền xây cầu nên cáp đu là lựa chọn tối ưu, dù nguy hiểm luôn rình rập. Trong ảnh là cán bộ tòa án nhân dân huyện Thái Tiết, thành phố Trùng Khánh vượt hơn 70 km đường rừng, ngồi cáp đu qua sông đến thôn Đào Nguyên giải quyết tranh chấp dân sự hôm 9/3.
Từ lâu, "cáp đu" trở thành phương tiện xuống núi, qua sông của nhiều người Trung Quốc sống ở Vân Nam, Quý Châu và những nơi đồi núi hiểm trở. Tại đây người dân không đủ tiền xây cầu nên cáp đu là lựa chọn tối ưu, dù nguy hiểm luôn rình rập. Trong ảnh là cán bộ tòa án nhân dân huyện Thái Tiết, thành phố Trùng Khánh vượt hơn 70 km đường rừng, ngồi cáp đu qua sông đến thôn Đào Nguyên giải quyết tranh chấp dân sự hôm 9/3.
Ông lão Hồ Vạn Vinh, sống ở huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam, đi cáp khi sang tỉnh Tứ Xuyên lân cận vào tháng 3/2014. Cáp treo là phương tiện đi lại được coi là thuận tiện nhất giữa hai tỉnh.
Ông lão Hồ Vạn Vinh, sống ở huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam, đi cáp khi sang tỉnh Tứ Xuyên lân cận vào tháng 3/2014. Cáp treo là phương tiện đi lại được coi là thuận tiện nhất giữa hai tỉnh.
Huyện Hạc Phong, vùng núi cao hẻo lánh phía đông nam tỉnh Hồ Bắc, có nhiều thôn làng cách biệt, nằm sâu trong những thung lũng có vách đá hiểm trở bao quanh. Muốn xuống phố gần nhất, dân làng phải cuốc bộ cả ngày. Do đó, những chiếc lồng sắt chạy bằng ròng rọc là phương tiện đưa họ lên xuống núi nhanh hơn. Trong ảnh là ba mẹ con đang ngồi trong lồng sắt về nhà hôm 23/7/2013.
Huyện Hạc Phong, vùng núi cao hẻo lánh phía đông nam tỉnh Hồ Bắc, có nhiều thôn làng cách biệt, nằm sâu trong những thung lũng có vách đá hiểm trở bao quanh. Muốn xuống phố gần nhất, dân làng phải cuốc bộ cả ngày. Do đó, những chiếc lồng sắt chạy bằng ròng rọc là phương tiện đưa họ lên xuống núi nhanh hơn. Trong ảnh là ba mẹ con đang ngồi trong lồng sắt về nhà hôm 23/7/2013.
Đối với những du khách đến chơi thôn Lạt Tử Mễ, sông Nộ, tỉnh Vân Nam, qua sông bằng cáp đu vừa mới lạ vừa sợ hãi. Tuy nhiên, đối với người dân nơi đây, họ đã quen với việc đu cáp qua sông mỗi ngày. "Chúng tôi đã quen rồi, cũng không thấy sợ hay thích thú gì. Chúng tôi chỉ mong có cầu, có đường thôi", một dân làng nói. Ảnh chụp hôm 2/2/2013, dân làng đi họp chợ cuối năm, mua thực phẩm ăn Tết.
Đối với những du khách đến chơi thôn Lạt Tử Mễ, sông Nộ, tỉnh Vân Nam, qua sông bằng cáp đu vừa mới lạ vừa sợ hãi. Tuy nhiên, đối với người dân nơi đây, họ đã quen với việc đu cáp qua sông mỗi ngày. "Chúng tôi đã quen rồi, cũng không thấy sợ hay thích thú gì. Chúng tôi chỉ mong có cầu, có đường thôi", một dân làng nói. Ảnh chụp hôm 2/2/2013, dân làng đi họp chợ cuối năm, mua thực phẩm ăn Tết.
Vào những ngày có phiên chợ, cáp đu đôi lúc quá tải, vì dân làng sông Nộ, tỉnh Vân Nam ai cũng muốn xuống xuôi họp chợ. Trong ảnh là một người dân đu cáp trở về nhà hôm 2/2/2013 sau khi chợ tan.
Vào những ngày có phiên chợ, cáp đu đôi lúc quá tải, vì dân làng sông Nộ, tỉnh Vân Nam ai cũng muốn xuống xuôi họp chợ. Trong ảnh là một người dân đu cáp trở về nhà hôm 2/2/2013 sau khi chợ tan.
Thôn Hồng Đức, huyện Thủy Thành, tỉnh Quý Châu không có bến xe khách. Ga xe lửa gần nhất đi đường chim bay chỉ 2 km, nhưng nếu đi đường rừng, dân làng phải cuốc bộ 3 tiếng. Do đó, họ chọn cách ngồi trong lồng sắt, đu dây cáp qua bên kia sông. Ảnh chụp năm 2012.
Thôn Hồng Đức, huyện Thủy Thành, tỉnh Quý Châu không có bến xe khách. Ga xe lửa gần nhất đi đường chim bay chỉ 2 km, nhưng nếu đi đường rừng, dân làng phải cuốc bộ 3 tiếng. Do đó, họ chọn cách ngồi trong lồng sắt, đu dây cáp qua bên kia sông. Ảnh chụp năm 2012.
Cảnh đi học thường ngày của các em học sinh Lũng Nam, tỉnh Cam Túc, vùng thượng lưu sông Hoàng Hà. Vì không có cầu, nên người lớn phải dùng cáp đu đưa các em vượt sông. Ảnh chụp hôm 2/7/2012.
Cảnh đi học thường ngày của các em học sinh Lũng Nam, tỉnh Cam Túc, vùng thượng lưu sông Hoàng Hà. Vì không có cầu, nên người lớn phải dùng cáp đu đưa các em vượt sông. Ảnh chụp hôm 2/7/2012.
"Bác sĩ cáp đu" là biệt danh của Đặng Tiền Đống. Mỗi khi dân huyện Phúc Cống, tỉnh Vân Nam bị bệnh, ông Đặng không quản khó khăn, đu cáp đến tận nơi khám bệnh. Ảnh chụp hôm 16/2/2011.
"Bác sĩ cáp đu" là biệt danh của Đặng Tiền Đống. Mỗi khi dân huyện Phúc Cống, tỉnh Vân Nam bị bệnh, ông Đặng không quản khó khăn, đu cáp đến tận nơi khám bệnh. Ảnh chụp hôm 16/2/2011.
Hồng Hạnh (theo QQ)