Việc tìm kiếm phi cơ mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia hiện được mở rộng vượt xa đường bay ban đầu của máy bay. Nhiều quốc gia trong đó có Singapore, Malaysia, Australia cũng đang tham gia lùng sục trên vùng biển Java. Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp đã đề nghị giúp đỡ tìm kiếm, trong khi một tàu khu trục của Mỹ đang trên đường tới khu vực tìm kiếm.
Việc tìm kiếm phi cơ mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia hiện được mở rộng vượt xa đường bay ban đầu của máy bay. Nhiều quốc gia trong đó có Singapore, Malaysia, Australia cũng đang tham gia lùng sục trên vùng biển Java. Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp đã đề nghị giúp đỡ tìm kiếm, trong khi một tàu khu trục của Mỹ đang trên đường tới khu vực tìm kiếm.
Bản đồ đường bay của chiếc Airbus A320-200. Phi cơ của hãng AirAsia mang theo 162 người biến mất hôm 28/12 không lâu sau khi rời sân bay quốc tế ở thành phố Surabaya, Indonesia, để tới Singapore.
Liên lạc cuối cùng của cơ trưởng chuyến bay với đài kiểm soát không lưu là đề nghị được chuyển hướng vì điều kiện thời tiết xấu. Giới chức Indonesia cho biết trạm kiểm soát đã đồng ý cho máy bay được chuyển hướng. Sau đó, ông Iriyanto tiếp tục xin phép đưa phi cơ từ độ cao 9,8 km lên 11,5 km nhưng không giải thích tại sao muốn làm như vậy. Ảnh: ABC News.
Bản đồ đường bay của chiếc Airbus A320-200. Phi cơ của hãng AirAsia mang theo 162 người biến mất hôm 28/12 không lâu sau khi rời sân bay quốc tế ở thành phố Surabaya, Indonesia, để tới Singapore.
Liên lạc cuối cùng của cơ trưởng chuyến bay với đài kiểm soát không lưu là đề nghị được chuyển hướng vì điều kiện thời tiết xấu. Giới chức Indonesia cho biết trạm kiểm soát đã đồng ý cho máy bay được chuyển hướng. Sau đó, ông Iriyanto tiếp tục xin phép đưa phi cơ từ độ cao 9,8 km lên 11,5 km nhưng không giải thích tại sao muốn làm như vậy. Ảnh: ABC News.
Sau khi liên lạc với các đồng nghiệp ở Singapore, nhân viên không lưu Indonesia đã thông báo với cơ trưởng rằng ông chỉ có thể nâng độ cao máy bay lên 10,4 km, vì có một máy bay khác của AirAsia đang hoạt động ở phía trên. Họ mất khoảng 2-3 phút để liên lạc với phía Singapore. Tuy nhiên, khi thông báo chấp thuận với cơ trưởng lúc 6h14, đài kiểm soát không nhận được hồi đáp nào.
Trong ảnh là đội tìm kiếm của Indonesia trên chiếc máy bay C-130. Ảnh: Sky News.
Sau khi liên lạc với các đồng nghiệp ở Singapore, nhân viên không lưu Indonesia đã thông báo với cơ trưởng rằng ông chỉ có thể nâng độ cao máy bay lên 10,4 km, vì có một máy bay khác của AirAsia đang hoạt động ở phía trên. Họ mất khoảng 2-3 phút để liên lạc với phía Singapore. Tuy nhiên, khi thông báo chấp thuận với cơ trưởng lúc 6h14, đài kiểm soát không nhận được hồi đáp nào.
Trong ảnh là đội tìm kiếm của Indonesia trên chiếc máy bay C-130. Ảnh: Sky News.
Các quốc gia quanh khu vực châu Á đã gửi tàu và máy bay tới trợ giúp Indonesia tìm máy bay mất tích. Theo Lực lượng không quân Singapore (RSAF), hai chiếc C-130 của nước này đã được cử tham gia. Ảnh: Sky News.
Các quốc gia quanh khu vực châu Á đã gửi tàu và máy bay tới trợ giúp Indonesia tìm máy bay mất tích. Theo Lực lượng không quân Singapore (RSAF), hai chiếc C-130 của nước này đã được cử tham gia. Ảnh: Sky News.
RSAF đang giám sát vùng nước trên chiếc C-130 Hercules. Ảnh: Sky News.
Lính hải quân chuẩn bị thực phẩm mang lên tàu chiến KRI Sultan Hasanuddin-366 trước khi tham gia công tác tìm kiếm ở cảng Batuampar, thuộc thành phố Batam, tỉnh Riau Islands, Indonesia. Ảnh: Sky News.
Lính hải quân chuẩn bị thực phẩm mang lên tàu chiến KRI Sultan Hasanuddin-366 trước khi tham gia công tác tìm kiếm ở cảng Batuampar, thuộc thành phố Batam, tỉnh Riau Islands, Indonesia. Ảnh: Sky News.
Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla (trái) giám sát quá trình tìm kiếm khi tới thăm Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia ở thủ đô Jarkata. Ảnh: Sky News.
Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla (trái) giám sát quá trình tìm kiếm khi tới thăm Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia ở thủ đô Jarkata. Ảnh: Sky News.
Hàng chục máy bay và tàu đang lùng sục khu vực biển có độ sâu 40-50 m. Lực lượng không quân Indonesia cho hay họ đang xác minh xem liệu vết dầu loang trên đảo Belitung, khu vực có đông đúc tàu thuyền qua lại, là nhiên liệu của máy bay hay của thuyền. Ảnh: AFP.
Hàng chục máy bay và tàu đang lùng sục khu vực biển có độ sâu 40-50 m. Lực lượng không quân Indonesia cho hay họ đang xác minh xem liệu vết dầu loang trên đảo Belitung, khu vực có đông đúc tàu thuyền qua lại, là nhiên liệu của máy bay hay của thuyền. Ảnh: AFP.
AP dẫn lời người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia, ông Bambang Soelistyo, cho biết trực thăng quân sự đã được triển khai.
"Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất cứ tín hiệu hoặc dấu hiệu nào về vị trí của máy bay", ông Bambang nói.
Hôm qua, ông Bambang bày tỏ nghi ngờ phi cơ đang nằm dưới đáy biển, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Ảnh: Reuters.
AP dẫn lời người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia, ông Bambang Soelistyo, cho biết trực thăng quân sự đã được triển khai.
"Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất cứ tín hiệu hoặc dấu hiệu nào về vị trí của máy bay", ông Bambang nói.
Hôm qua, ông Bambang bày tỏ nghi ngờ phi cơ đang nằm dưới đáy biển, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Ảnh: Reuters.
Bình Minh