Nhiều tháng nay, một thanh niên thường xuyên xuất hiện tại một chợ dân sinh ở thành phố Thâm Quyến, Quảng Đông, để ăn xin. Anh ta ăn mặc rách rưới, đặt người trên tấm ván trượt, chống tay để di chuyển, theo Sohu.
Nhiều tháng nay, một thanh niên thường xuyên xuất hiện tại một chợ dân sinh ở thành phố Thâm Quyến, Quảng Đông, để ăn xin. Anh ta ăn mặc rách rưới, đặt người trên tấm ván trượt, chống tay để di chuyển, theo Sohu.
Sau một thời gian, nhiều người dân ở khu chợ sinh nghi và theo dõi anh ta.
Sau một buổi ăn xin, người này thường đi vào một con hẻm vắng người và thay đồ khác.
Anh ta vờ cụt chân bằng cách gập chân lại, giấu vào miếng nhựa, sau đó mặc thêm quần áo rách rưới ra ngoài, buộc túm gấu lại.
Anh ta vờ cụt chân bằng cách gập chân lại, giấu vào miếng nhựa, sau đó mặc thêm quần áo rách rưới ra ngoài, buộc túm gấu lại.
Phẫn nộ với hành vi giả làm người khuyết tật của anh ta, người dân đã quay phim lại và gọi báo cảnh sát. Theo Sohu, người này khai một tháng kiếm được ít nhất 10.000 tệ (1.500 USD) nhờ ăn xin.
Tại Trung Quốc có rất nhiều người khỏe mạnh ở nông thôn lên thành thị giả làm người khuyết tật đi ăn xin. Chính quyền chưa có biện pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề. Người dùng mạng Trung Quốc bình luận, tốt nhất là gặp ai cũng cho "một, hai đồng", coi như mua lấy sự yên ổn trong lòng.
Phẫn nộ với hành vi giả làm người khuyết tật của anh ta, người dân đã quay phim lại và gọi báo cảnh sát. Theo Sohu, người này khai một tháng kiếm được ít nhất 10.000 tệ (1.500 USD) nhờ ăn xin.
Tại Trung Quốc có rất nhiều người khỏe mạnh ở nông thôn lên thành thị giả làm người khuyết tật đi ăn xin. Chính quyền chưa có biện pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề. Người dùng mạng Trung Quốc bình luận, tốt nhất là gặp ai cũng cho "một, hai đồng", coi như mua lấy sự yên ổn trong lòng.
Hồng Hạnh (Ảnh: Sohu)