*Độc giả đặt câu hỏi tại đây*
Tọa đàm "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữa bão Covid-19" có sự tham gia của 3 vị khách mời: ông Trần Lý Anh Tuấn - Giám đốc FPT Polytechnic Cần Thơ; ông Trần Yên Vinh - Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Luxury Cần Thơ; bà Phạm Chi Linh - Nhân viên Công ty Cổ phần Tiên Phong CDS, cựu sinh viên FPT Polytechnic Cần Thơ.
Bên cạnh kinh tế, Covid-19 bùng phát, tác động đến mọi mặt của đời sống của xã hội, trong đó có giáo dục. Các thí sinh vừa hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp THPT có thể phân vân trước cánh cổng chọn trường, ngành sao cho phù hợp với thị trường. Việc làm là mối bận tâm của phụ huynh, học sinh.
Với mong muốn giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, tháo gỡ "nút thắt" về nguồn nhân lực chất lượng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Cao đẳng FPT Polytechnic cùng đại diện nhà tuyển dụng, cựu sinh viên của trường sẽ thảo luận những vấn đề sát với thực tế như việc làm. Chuyên gia nói về yêu cầu của nhà tuyển dụng, cách thức học tập, làm thế nào để nhà trường có thể cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới đây.
Tại sự kiện, các chuyên gia cũng giải đáp những vấn đề liên quan đến tình hình phát triển nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu việc làm tại khu vực, cách thức triển khai đào tạo nhân lực chất lượng. Bên cạnh đó, giải pháp cho bài toán việc làm giữa nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên trong bối cảnh Covid-19 cũng trở thành chủ đề thảo luận.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trù phú trong tâm thức bao đời và nông nghiệp trở thành kế sinh nhai, trọng trách chính. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế của miền Tây hiện đặt ra nhiều lo ngại khi đóng góp vào GDP trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch của vùng rất lớn, nhưng trong vẫn chưa được phát huy tối đa. Thực tế, ĐBSCL thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn chưa đem lại sự thịnh vượng cho phần lớn người dân.
Nguồn nhân lực là một trong những "nút thắt" của miền Tây. Thập niên qua, năng suất lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ tăng nhanh, với mức trung bình lần lượt là 5,2% và 8,3%. Tốc độ tăng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng lại chỉ 3,5% mỗi năm, thấp hơn hẳn so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vốn là khu vực không có nhiều dư địa để tăng năng suất.
Theo VCCI và Fulbright (trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) mô hình phát triển mới của vùng phải tìm cách tháo gỡ "nút thắt" quan trọng này bằng cách thiết kế chính sách tạo động cơ đi học, khắc phục tư duy ngắn hạn. Việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến các gia đình cho con cái bỏ học sớm.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tác động lớn. Nhiều tỉnh/thành phố ở khu vực Tây Nam Bộ rơi vào tình trạng đóng băng, thời gian giãn cách kéo dài dẫn đến cuộc sống của người dân gặp khó khăn. Một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu là duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh vốn có, đảm bảo việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực làm việc tại chỗ.
Nắm bắt xu hướng yêu cầu về tuyển dụng, Cao đẳng FPT Polytechnic mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý "Thực học - thực nghiệp". Song song với việc giảng dạy lý thuyết, nhà trường ứng dụng phương pháp học tập qua dự án thật, phương pháp học tập tích hợp, cung cấp cho sinh viên tới 70% thời gian thực hành tại doanh nghiệp, cả những dự án sáng tạo.
Với những ứng dụng, đổi mới trong học tập, sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic được đào tạo những kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21. Hiện nay, trường có 5 cơ sở đào tạo ở: Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP HCM và Cần Thơ. Có 15 chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, thuộc 5 khối ngành chính: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Kinh doanh, Công nghệ Tự động hoá, Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn và Chăm sóc sức khỏe và Làm đẹp.
Lê Nguyễn
(Ảnh: FPT Polytechnic)